Theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tới đây có thể có thêm gói hỗ trợ vay mua nhà dành cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Người mua nhà sẽ được vay tối đa 2 tỉ đồng (bằng 75% giá trị căn nhà) với lãi suất cho vay dao động 6%-7,5%/năm, thời hạn vay tối đa là 10 năm và được dùng chính căn nhà làm tài sản để thế chấp khi vay vốn. Gói hỗ trợ này hướng đến những người có thu nhập trung bình khá trở lên (với tổng thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng) vay để mua căn hộ chung cư cao cấp, trung cấp và nhà liền kề...
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nguồn nhân lực (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV), cho rằng: “Đây là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Hiện nay tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 5,82% so với kế hoạch 12%-14% của năm 2014”.
10 năm hay dài hơn?
. Sau gói 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân hơn 3.000 tỉ đồng, ông đánh giá sao về ý tưởng trên của NHNN?
+ Về mặt chủ trương, tôi hoàn toàn đồng tình. Điều quan trọng là phương thức thực hiện để ý tưởng có hiệu quả trong thực tế vì bài học về gói 30.000 tỉ đồng vẫn đang còn đó. So với gói 30.000 tỉ đồng thì với gói mới này, đối tượng được vay được mở rộng, mức thu nhập cũng đã được điều chỉnh lên. Nếu tính thu nhập chung của vợ chồng thì mức 25 triệu đồng không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, câu chuyện nguồn cung nhà ở và thủ tục pháp lý phải được tính đến bởi gói 30.000 tỉ đồng vừa qua không thực hiện được nhanh do thiếu các nguồn cung từ nhà ở xã hội.
. Có ý kiến lo ngại sẽ không có nhiều người vay đến 2 tỉ đồng để mua một căn hộ kéo dài trong 10 năm?
+ 2 tỉ đồng là số tiền tối đa được vay, còn người nào muốn vay bao nhiêu thì tùy vào nhu cầu. Tất nhiên khi tính mua một căn hộ thì người mua cũng cần có một phần vốn tự có của mình. Ví dụ, khi muốn mua căn nhà 2 tỉ đồng, nếu có trong tay 500 triệu đồng là người mua đã thể hiện được tiềm lực tài chính và khả năng thực hiện đúng cam kết.
Để khuyến khích người vay thì thời hạn cho vay rất quan trọng. NHNN có thể tính lại thời hạn này vì các nước thường cho vay mua nhà ở xã hội khoảng 30 năm.
Lãi suất nên thả nổi
. Với gói 30.000 tỉ đồng thì lãi suất chỉ là 5%/năm. Liệu lãi suất 7,5%/năm có hấp dẫn người mua nhà và được nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) hưởng ứng hay không?
+ Tôi nghĩ mức lãi suất 7,5%/năm là mức lãi suất khá hấp dẫn với người vay. Hiện nay lãi suất cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể bình thường cũng phải 10%. Chúng ta nên lưu ý gói 30.000 tỉ đồng với lãi suất 5%/năm được hỗ trợ tái cấp vốn từ NHNN và đương nhiên các NHTM sẽ cộng thêm một phần chênh lệch vào đấy nữa. Do vậy nên hiểu 7,5%/năm là mức lãi suất cuối cùng mà ngân hàng cho vay.
Tất nhiên cũng phải xem xét động thái từ các NHTM vì lãi suất cố định trong 10 năm sẽ là vấn đề không nhỏ đối với các NHTM. Có lẽ lãi suất không nên kéo dài trong 10 năm mà phải có sự thả nổi theo thị trường. Nghĩa là 7,5% chỉ nên cố định trong năm đầu tiên, các năm tiếp theo sẽ tính theo mặt bằng chung của thị trường cộng với biên độ chênh lệch nào đó.
. Nhiều người đang lo ngại gói mới cũng sẽ không khả thi và gặp tình trạng “kiến leo cột mỡ” như gói 30.000 tỉ đồng?
+ Chắc chắn những người làm chính sách sẽ phải rút kinh nghiệm từ gói 30.000 tỉ đồng để đảm bảo được sự thành công. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải có cơ chế về thuế hay NHNN cũng phải hỗ trợ lãi suất tái cấp vốn…
. Theo ông, thời điểm tốt nhất để ban hành chính sách này là khi nào?
+ Chắc là phải làm trong quý IV bởi rõ ràng thời gian không còn nhiều. Nếu muốn đạt được định hướng về mặt chỉ tiêu chung cho năm sau thì phải làm sớm để nó thực sự đi vào cuộc sống.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nguồn nhân lực (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV), cho rằng: “Đây là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Hiện nay tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 5,82% so với kế hoạch 12%-14% của năm 2014”.
Với gói mới hỗ trợ vay mua nhà, đối tượng được vay được mở rộng và mức thu nhập cũng đã được điều chỉnh lên. Ảnh: HTD
10 năm hay dài hơn?
. Sau gói 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân hơn 3.000 tỉ đồng, ông đánh giá sao về ý tưởng trên của NHNN?
+ Về mặt chủ trương, tôi hoàn toàn đồng tình. Điều quan trọng là phương thức thực hiện để ý tưởng có hiệu quả trong thực tế vì bài học về gói 30.000 tỉ đồng vẫn đang còn đó. So với gói 30.000 tỉ đồng thì với gói mới này, đối tượng được vay được mở rộng, mức thu nhập cũng đã được điều chỉnh lên. Nếu tính thu nhập chung của vợ chồng thì mức 25 triệu đồng không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, câu chuyện nguồn cung nhà ở và thủ tục pháp lý phải được tính đến bởi gói 30.000 tỉ đồng vừa qua không thực hiện được nhanh do thiếu các nguồn cung từ nhà ở xã hội.
. Có ý kiến lo ngại sẽ không có nhiều người vay đến 2 tỉ đồng để mua một căn hộ kéo dài trong 10 năm?
+ 2 tỉ đồng là số tiền tối đa được vay, còn người nào muốn vay bao nhiêu thì tùy vào nhu cầu. Tất nhiên khi tính mua một căn hộ thì người mua cũng cần có một phần vốn tự có của mình. Ví dụ, khi muốn mua căn nhà 2 tỉ đồng, nếu có trong tay 500 triệu đồng là người mua đã thể hiện được tiềm lực tài chính và khả năng thực hiện đúng cam kết.
Để khuyến khích người vay thì thời hạn cho vay rất quan trọng. NHNN có thể tính lại thời hạn này vì các nước thường cho vay mua nhà ở xã hội khoảng 30 năm.
Lãi suất nên thả nổi
. Với gói 30.000 tỉ đồng thì lãi suất chỉ là 5%/năm. Liệu lãi suất 7,5%/năm có hấp dẫn người mua nhà và được nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) hưởng ứng hay không?
+ Tôi nghĩ mức lãi suất 7,5%/năm là mức lãi suất khá hấp dẫn với người vay. Hiện nay lãi suất cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể bình thường cũng phải 10%. Chúng ta nên lưu ý gói 30.000 tỉ đồng với lãi suất 5%/năm được hỗ trợ tái cấp vốn từ NHNN và đương nhiên các NHTM sẽ cộng thêm một phần chênh lệch vào đấy nữa. Do vậy nên hiểu 7,5%/năm là mức lãi suất cuối cùng mà ngân hàng cho vay.
Tất nhiên cũng phải xem xét động thái từ các NHTM vì lãi suất cố định trong 10 năm sẽ là vấn đề không nhỏ đối với các NHTM. Có lẽ lãi suất không nên kéo dài trong 10 năm mà phải có sự thả nổi theo thị trường. Nghĩa là 7,5% chỉ nên cố định trong năm đầu tiên, các năm tiếp theo sẽ tính theo mặt bằng chung của thị trường cộng với biên độ chênh lệch nào đó.
. Nhiều người đang lo ngại gói mới cũng sẽ không khả thi và gặp tình trạng “kiến leo cột mỡ” như gói 30.000 tỉ đồng?
+ Chắc chắn những người làm chính sách sẽ phải rút kinh nghiệm từ gói 30.000 tỉ đồng để đảm bảo được sự thành công. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải có cơ chế về thuế hay NHNN cũng phải hỗ trợ lãi suất tái cấp vốn…
. Theo ông, thời điểm tốt nhất để ban hành chính sách này là khi nào?
+ Chắc là phải làm trong quý IV bởi rõ ràng thời gian không còn nhiều. Nếu muốn đạt được định hướng về mặt chỉ tiêu chung cho năm sau thì phải làm sớm để nó thực sự đi vào cuộc sống.
Xem như một hoạt động xã hội Cần phải xác định thế nào là thu nhập khá trở lên, mức này dựa trên tiêu chí nào. Tiêu chí đó không thể căn cứ vào bậc lương mà phải tùy theo vùng miền cũng như từng thời kỳ. Chính vì vậy việc xác định đối tượng là quan trọng nhất. Mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng được đánh giá là khá trong xã hội nhưng có thể lại không cao với các NH khi cho vay tới 2 tỉ đồng để mua nhà. Về lãi suất thì nên để lãi suất mở. Thông thường với các sản phẩm khác, NH sử dụng lãi suất huy động bình quân trên thị trường cộng biên độ 3,5% thì mới có lãi. Trong trường hợp này, lãi suất cho vay nên cố định ít nhất trong sáu tháng đến một năm khi bắt đầu triển khai. Sau đó phải điều chỉnh theo thị trường, có thể lấy lãi suất bình quân trên thị trường cộng với biên độ 2,5%. Ở mức này, NH không bị lỗ cũng không có lãi nhưng phía NH có thể thực hiện như một hoạt động xã hội. Bà ĐÀO HẢI NINH, Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), Chi nhánh Hà Nội |
Theo Trà Phương (Pháp luật TPHCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét