Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Còn tồn kho gần 11.700 căn hộ chung cư

Tính đến ngày 20/8, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 60.299 tỷ đồng, giảm 3.444 tỷ đồng so với tháng liền kề trước đó.


Còn khoảng 60.299 tỷ đồng đang tồn kho tại thị trường bất động sản


Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 11.693 căn, tương đương 17.972 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 8.641 căn, tương đương 14.998 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở là 7.081.554 m2, tương đương 22.784 tỷ đồng và tồn kho đất nền thương mại là 1.637.782 m2, tương đương 4.545 tỷ đồng

Tại TP. Hà Nội, tính đến ngày 20/8, tổng số tồn kho vào khoảng 7.768 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 9.292 tỷ đồng, tương đương 54,47%; so với tháng 12/2013 giảm 5.202 tỷ đồng (40,11%). Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 791 căn, tương đương 884 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 2.343 căn, tương đương 6.884 tỷ đồng .

Tổng giá trị tồn kho tại TP. HCM vào khoảng 11.658 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm 17.084 tỷ đồng (59,44%); so với tháng 12/2013 giảm 5.811 tỷ đồng (33,26%) và so với thời điểm tính đến 20/7 giảm 337 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho chung cư là 4.941 căn, tương đương 8.411 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 574 căn, tương đương 1.607 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở là 264.629 m2, tương đương 1.203 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại 34.318 m2, tương đương 437 tỷ đồng.


 Theo Đầu tư

Quản lý nhà tái định cư tại Hà Nội: Lãng phí, thất thoát kéo dài

Kết quả giám sát mới nhất của HĐND thành phố Hà Nội về nhà tái định cư cho thấy, đã và đang xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý quỹ nhà này…

Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính. Ảnh: Hồng Vĩnh Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính. Ảnh: Hồng Vĩnh

Bỏ hoang 625 căn hộ

Theo Đoàn giám sát, mô hình quản lý nhà tái định cư còn nhiều hạn chế. Việc tiếp nhận, theo dõi, bố trí, sử dụng quỹ nhà tái định cư chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Tại thời điểm giám sát còn 1.583 căn hộ đã bàn giao cho người sử dụng nhưng chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua. 1.303 căn hộ đã có quyết định, văn bản bố trí nhưng người dân chưa nộp tiền và chưa nhận nhà. Trong khi nhiều dự án liên tục kêu chậm tiến độ do thiếu nhà tái định cư thì đến nay vẫn còn  625 căn hộ trống chưa có quyết định bố trí, sử dụng. Nhiều căn hộ để hoang kéo dài. Những căn hộ loại này nằm rải rác ở nhiều tòa nhà, trên nhiều địa bàn và có những tòa nhà đã đưa vào sử dụng trên 10 năm.

Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) còn chậm, đến nay còn 4.493 căn hộ đã giao cho người dân vào sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ, chiếm tỷ lệ 36,7% tổng số căn hộ đã giao cho người dân vào sử dụng. Nhiều căn hộ bố trí không đúng quy định, chưa thu được tiền, chưa bàn giao nhà. Có đến 550 căn hộ do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội tự cho người dân vào ở, chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua nhà. Có 226 căn hộ cho thuê tạm cư song số tiền thu được từ cho thuê năm 2013 và 2014 chỉ đạt 1,99 tỷ đồng, còn nợ lũy kế đến 31/12/2014 là hơn 32,4 tỷ đồng.

Việc thành lập Ban quản trị gặp nhiều khó khăn; chưa phân định xong diện tích sử dụng chung, sử dụng riêng theo quy định; duy trì quá lâu mức thu phí dịch vụ tạm thời nhà chung cư tái định cư với mức phí thấp so với mặt bằng và quy định chung của thành phố và mang tính chất bao cấp. Việc thu phí dịch vụ nhà chung cư, tiền trông giữ xe máy, ô tô còn tình trạng thất thu (năm 2014 là 27%) trong khi kinh phí thu được chưa đảm bảo chi phí vận hành; chưa thường xuyên công khai chi phí quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư để người dân biết, giám sát.

Quản lý, khai thác diện tích dành cho mục đích công cộng và kinh doanh dịch vụ còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ. Còn nhiều diện tích để trống (gần 10.000 m2), chưa sử dụng trong khi nhiều nơi chưa bố trí được diện tích dành cho sinh hoạt cộng đồng. Nhiều diện tích đơn vị quản lý tự ý cho thuê, không thu được kinh phí (khoảng 30%). Việc thu, sử dụng kinh phí thu được từ cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ chưa đúng quy định. Việc tổ chức đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ triển khai chậm, kết quả rất hạn chế. Trong 3 năm, từ năm 2012 đến nay mới đấu giá được 3 điểm.

Buông lỏng quản lý

Đoàn giám sát cho biết, nguyên nhân xảy ra tình trạng nêu trên là do các quy định về quản lý nhà ở thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ. Quỹ nhà chung cư tái định cư hình thành qua nhiều thời kỳ và quy định của trung ương và thành phố chưa xử lý được hết các đặc thù của loại nhà này. Chất lượng hoàn thiện, xây dựng nhà tái định cư còn thấp, xuống cấp nhanh; nhiều nơi chưa được sửa chữa, bảo trì kịp thời.

Công tác phối hợp quản lý nhà chung cư tái định cư của các sở ngành, quận huyện còn yếu. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, chủ trì tham mưu nhưng chưa chủ động tham mưu cho thành phố trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Nhiều quy định của thành phố còn bất hợp lý, chưa xác định cụ thể quyền, trách nhiệm của sở ngành, đơn vị vận hành quản lý; trong quản lý, cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ. Cơ chế tài chính thiếu rõ ràng, tiền thu được từ cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ có đơn vị nộp ngân sách, có nơi lại không nộp.

Trước thực trạng nêu trên, HĐND thành phố kiến nghị UBND thành phố tập trung xử lý nghiêm, dứt điểm những hạn chế, thiếu sót, vi phạm còn tồn tại trong quản lý, vận hành quỹ nhà tái định cư. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm và có biện pháp khắc phục đối với 147 căn hộ do đơn vị quản lý, vận hành tự ý cho dân vào ở; 174 căn hộ bố trí tạm cư tại chung cư Nam Trung Yên chưa thu tiền. “UBND thành phố cần chỉ đạo kiểm ra, rà soát các căn hộ còn bỏ trống chưa bố trí dân vào ở để có giải pháp sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhà tái định cư của thành phố, sử dụng hiệu quả quỹ nhà đã có và thu hồi vốn ngân sách đã bỏ ra đầu tư xây dựng, tránh lãng phí, thất thoát”, HĐND thành phố Hà Nội kiến nghị.

 Theo Tiền phong

HoREA: 5 yếu tố tái hiện bong bóng bất động sản

Từ nửa cuối năm 2014 đến nay, hàng loạt dự án nhà ở tại TP.HCM đã được các nhà phát triển đưa ra thị trường. Những tháng còn lại của năm 2015 dự kiến nguồn cung sản phẩm nhà ở sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh như Q.2, Q.9 và các quận phía Nam thành phố. Điều này đã khiến một số chuyên gia lo ngại nguy cơ bong bóng bất động sản (BĐS) sẽ tái diễn. Về vấn đề này, người đứng đầu HoREA đã bày tỏ quan điểm.



Dự án BĐS tại Nhà Bè - Ảnh: Quý Hòa

Tình trạng bong bóng thị trường BĐS đã xảy ra trong 2 năm là 2007 và 2010. Đỉnh điểm là năm 2007, trong khi năm 2010, dấu hiệu "nóng" vừa manh nha thì Chính phủ đã thực hiện biện pháp hành chính là ban hành Nghị quyết 11/2011/NQ-CP để ổn định.

Do đó, liên quan đến tình trạng đóng băng BĐS thì phải tính đến các mốc thời gian: năm 2008, 2009, 2011, 2012 và gần hết năm 2013.

Gần đây, trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng có đề cập đến nguy cơ bong bóng BĐS quay lại, vì lượng giao dịch đã tăng lên đáng kể.

Về quan điểm thị trường, HoREA cho rằng, bong bóng cũng tai hại mà đóng băng càng tai hại hơn bởi kéo theo hàng chục ngành nghề khác liên quan bị trì trệ, ảnh hưởng đến người lao động.

Cho nên, trong kiến nghị của chúng tôi gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có đề cập, để ngăn ngừa nguy cơ bong bóng BĐS phải xem xét đến trách nhiệm của 4 bên tham gia thị trường là: vai trò điều phối của cơ quan nhà nước - ngân hàng - doanh nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp.

Theo tôi, hiện chưa có nguy cơ bong bóng BĐS quay trở lại. Nguy cơ này chỉ có thể tái hiện khi thị trường xuất hiện 5 yếu tố:

Thứ nhất là kinh tế vĩ mô có sự phát triển nóng nhưng hiện nay nền kinh tế chỉ đang trong giai đoạn phục hồi. Điều này thể hiện qua dư nợ tín dụng.

Trong những năm vừa qua, dư nợ tín dụng rất thấp, như năm 2014 chỉ 12%, năm nay thì phấn đấu đạt 15%, trong khi giai đoạn phát triển nóng, dư nợ tín dụng lên đến 35%. Do vậy, yếu tố kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ hai là việc buông lỏng chính sách tín dụng và hạ chuẩn cho vay. Trước sự phát triển nóng của thị trường BĐS năm 2007, các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt từ năm 2008.

Đến năm 2009, để kích kinh tế tăng trưởng, Chính phủ đã cung cấp gói kích cầu 1 tỷ USD. Từ gói kích thích kinh tế này mới dẫn đến tình hình thị trường BĐS phục hồi năm 2010.

Lo ngại nguy cơ bong bóng BĐS tái diễn, đến tháng 2/2011, Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành, tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ. Nghị quyết 11 có 2 vấn đề: thắt chặt tiền tệ và coi BĐS là lĩnh vực phi sản xuất.

Đến tháng 11/2011, DN BĐS "dễ thở" hơn khi Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt cho đến hôm nay. Tuy BĐS không nằm trong nhóm phi sản xuất nhưng là ngành kinh doanh đặc biệt cần phải được quản lý.

Thứ ba là có sự lệch pha trên thị trường BĐS. Hiện nay, đang có dấu hiệu này, chủ yếu nghiên về phân khúc cao cấp. Nhưng, đây chỉ là một trong những dấu hiệu chứ không phải là dấu hiệu chính.

Tuy nhiên, dù phân khúc cao cấp đang tung ra nhiều nhưng vừa qua, các chủ đầu tư có sự điều tiết về thời điểm và liều lượng tung sản phẩm theo sức mua của thị trường chứ không thực hiện một cách ồ ạt.

Như trường hợp của dự án Vinhomes Central Park, có tổng cộng 10.000 căn hộ nhưng vừa rồi chỉ mở bán khoảng 1.200 căn và thanh khoản rất tốt.

Thứ tư là sự xuất hiện giới đầu cơ. Nhóm này rất khó tránh vì họ xuất hiện xen kẽ và tự nhiên trên thị trường, đồng thời với việc gia tăng giao dịch trên thị trường, gia tăng các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp. Nó nằm trong quy luật phát triển của thị trường BĐS.

Khi nền kinh tế phát triển tốt thì trong thị trường xuất hiện một lượng tiền dư thừa, người ta muốn đổ tiền vào khu vực an toàn và BĐS là một lựa chọn.

Nhà đầu cơ nguy hiểm nhất là nhà đầu cơ lũng đoạn, họ có nguồn tiền cực lớn, có thể làm thay đổi bản chất của thị trường BĐS, vì họ sẽ ghim hàng, đẩy giá ảo như thị trường năm 2007.

Để hạn chế nguy cơ các nhóm đầu cơ xuất hiện Chính phủ phải xem xét ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng cho người mua căn nhà đầu tiên.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cần sử dụng công cụ thuế để điều tiết như các nước. Chẳng hạn, nếu ai chuyển nhượng căn nhà trong năm đầu tiên mua sẽ chịu thuế suất đặc biệt, từ năm thứ 2 - 3 vẫn chịu thuế suất cao.

Sau 3 năm này, việc chuyển nhượng sẽ áp dụng chính sách thuế bình thường.

Ngoài ra, nguy cơ đầu cơ diễn ra do chúng ta không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, chỉ có thể giải quyết khi chúng ta có chính sách hỗ trợ cho người có nhu cầu thực về nhà ở, tạo nhiều sản phẩm vừa và nhỏ dành cho người có thu nhập trung bình.

Đồng thời, chúng ta phải giải quyết được nhà ở xã hội dành cho những người thu nhập thấp và cán bộ công chức. Còn nếu dùng biện pháp hành chính đơn thuần thì khó tránh đầu cơ.

Tôi cho rằng, giai đoạn này, nhà đầu tư quay lại là có thật, chủ yếu ở phân khúc khá và cao cấp, chứ không có quy mô vừa và nhỏ. Nhưng, tình trạng đầu cơ tràn lan là chưa có.

Thứ năm là thiếu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước bằng những đòn bẩy kinh tế.

Song, hiện nay, nhiều chính sách, quy định mới của Nhà nước có hiệu lực được xem là đòn bẩy để hướng thị trường BĐS đi theo 3 mục tiêu chính: minh bạch, phát triển lành mạnh, bền vững và có lợi cho các bên tham gia thị trường.

Đó là 5 yếu tố cơ bản quyết định thị trường BĐS có xuất hiện bong bóng hay không nhưng trong giai đoạn này không có cơ sở để nguy cơ nên bong bóng BĐS quay lại.

LÊ HOÀNG CHÂU - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)



Theo DNSG

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

HOT bán nhà đẹp hẻm 7.5 đường Ba Cu Tp Vũng Tàu 2 lầu giá 3.099 tỷ

Bán nhà đẹp hẻm rộng 7.5m, đường Ba Cu, vị trí cực đẹp, cách đường Ba Cu chỉ khoảng 40m, thành phố Vũng Tàu, diện tích 4x22, bìa hồng nhà luôn, nhà một trệt 2 lầu, 4 phòng ngủ, sân trước để ô tô,khu vực dân cư yên tĩnh, an ninh, trung tâm thành phố Vũng Tàu, thích hợp mở văn phòng, hay sinh sống ổn định, nhà hướng tây nam. Giá bán cực hấp dẫn để đi nhanh 3.099 tỷ.

Bán nhà hẻm 4m, ô tô vào nhà thoải mái, hướng đông nam, đường Ba Cu, thành phố Vũng Tàu, diện tích 146m2, ngang 6.7x21.6, nở hậu 7.9m2, nhà cấp 4 với hai phòng ngủ, sân rộng, nhà kiểu biệt thự mini, giá bán 3.210 tỷ.

Bán nhà hẻm Ba Cu, phường 4, thành phố Vũng Tàu, diện tích 6x17, 102m2, có nở hậu, hướng đông bắc mát mẻ, nhà có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 bếp. Nhà đẹp thoáng mát, sạch sẽ, chắn cắn, ngay khu trung tâm nhất của Vũng Tàu. Giá bán 1.635 tỷ.

Trân trọng/Rất vui được hợp tác
**************************
Chỉ tiếp người thiện chí mua/bán/ thuê nhanh gọn. Nếu bạn biết ai có nhu cầu mua/bán/thuê nhà đất thì giới thiệu cho tôi nhé. Tôi sẽ hậu tạ.
**************************
Chuyên viên tư vấn BĐS:
Bùi Thiện Nhân/Bùi Xuân Đoàn
Tel: 0909889678 (Viber, Zalo), 0937401838
http://nhadatvt.blogspot.com
Email: Nhan.buithien@outlook.com
Facebook: https://www.facebook.com/muabannhadatvungtau
My skype: doan.buixuan
I love my life.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Dự án The Krista: Uy tín của chủ đầu tư thu hút khách mua nhà

Ngày 23/08/2015, Tập đoàn CapitaLand (Singapore) kết hợp với đối tác Khang Điền đã mở bán thành công Khu căn hộ The Krista tại Quận 2, Tp.HCM, là tâm điểm chú ý tại Quận 2.

Sự kiện ghi nhận hơn 500 khách hàng nô nức tham dự với mong muốn tìm mua một căn hộ phù hợp với nhu cầu an cư lạc nghiệp. Sự kiện mở bán được tổ chức sau khi khách hàng đã nghiên cứu rất kỹ cũng như đi thăm nhà mẫu trong tháng 7-8/ 2015. Hơn 80% trong số 200 căn hộ mở bán đã có chủ.


Lễ mở bán The Krista
Kết quả khả quan về tình hình mở bán The Krista cho thấy sự sôi động của thị trường Bất Động Sản tại khu Đông – thành phố Hồ Chí Minh và yếu tố chủ đầu tư uy tín cùng sản phẩm phù hợp được khách hàng lựa chọn trong bối cảnh thị trường có rất nhiều dự án được chào bán. Ngoài yếu tố pháp lý và uy tín của chủ đầu tư, The Krista là sự kết hợp giữa các dự án phân khúc cao cấp của tập đoàn với kinh nghiệm triển khai dự án cho giới tri thức của tập đoàn tại các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia v..v.. The Krista được thiết kế như một Singapore thu nhỏ với các tiện ích từ dự án cao cấp như hồ bơi phong cách nghỉ dưỡng, phòng tập gyms với thiết bị hiện đại cùng thiết kế độc đáo, các khu vui chơi dành cho trẻ em và gia đình cùng không gian xanh mát trải dài khắp dự án.


The Krista là sự kết hợp giữa phân khúc cao cấp với giá thành và tiến độ thanh toán giãn

Xét về giá thành, người mua nhà không phải đau đầu vì nghĩ rằng điều kiện tài chính của mình không kham nổi. Vì cho lần mở bán này, chủ đầu tư đưa ra hai phương thức bàn giao cho khách hàng lựa chọn – bàn giao thô và bàn giao hoàn thiện với giá khởi điểm từ 1,5 tỷ/ căn (chưa bao gồm VAT) – một mức giá được thị trường đánh giá là rất mềm so với các dự án ngoại có thiết kế và mức đầu tư về cảnh quan và tiện ích tương đương.


The Krista cung cấp các tiện ích hướng tới gia đình

Anh Tuấn Trường, nhân viên Marketing sống tại Quận 2 chia sẻ: “Tôi yên tâm khi chọn The Krista vì dự án do chủ đầu tư CapitaLand đến từ Singapore xây dựng. Tôi từng du học ở Singapore nên biết rất rõ về tập đoàn CapitaLand uy tín. Tôi không có gì phải lo ngại về mặt chất lượng của The Krista. Thêm một điểm nữa mà bản thân tôi và các khách hàng khác chọn mua ngay The Krista là tiến độ thanh toán quá phù hợp cho người trẻ. Tôi chỉ phải thanh toán 30% giá bán căn hộ cho tới khi xây dựng hoàn tất so với việc phải thanh toán tới 70% giá bán căn hộ như các dự án khác.” Khách hàng của dự án The Krista còn được ngân hàng Hong Leong Bank và VIB bank cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5.99%/ năm.

Hiện tại The Krista vẫn còn các căn hộ đẹp đang chờ đón những chủ nhân có nhu cầu an cư lạc nghiệp.


(Theo Đất Xanh)

Giá bán bất động sản ít chịu tác động yếu tố tỷ giá

Do nguồn cung trong nước chiếm phần lớn, nguồn cung từ chủ đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chưa đến 10% nên giá bán trung bình của thị trường BĐS nhà ở ít chịu tác động của biến động tiền tệ.



Khách hàng tham quan mô hình một dự án BĐS cao cấp tại TPHCM. Ảnh: VGP/Nguyễn Bảo


Đây là nhận định của Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE Việt Nam trong bản báo cáo với chủ đề “Đồng Việt Nam giảm giá có tác động thế nào với thị trường bất động sản”.

Tuy nhiên giá bán BĐS sẽ bị ảnh hưởng khi việc giảm giá đồng tiền làm lạm phát gia tăng, CBRE Việt Nam dự báo.

Cụ thể, theo đơn vị tư vấn này, giá bán BĐS nhà ở trong thời gian qua chịu tác động bởi các yếu tố cung - cầu bất động sản nhiều hơn là chịu tác động của tỷ giá. Đồng Việt Nam giảm giá trung bình mỗi năm từ -0,9% đến 5,8% trong 5 năm qua, trong khi giá chung cư (tại Hà Nội) biến động từ -11% đến 13% mỗi năm trong vòng 5 năm qua.

Cũng theo CBRE Việt Nam, các dự án BĐS đã và đang xây dựng có thể không chịu nhiều tác động của biến động tỷ giá do chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tại các dự án này thường là chi phí đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, các dự án trong tương lai phải nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ chịu áp lực tăng giá bán.

Đối với các chủ đầu tư nước ngoài, lợi nhuận mục tiêu thông thường được tính bằng tiền đô la Mỹ, do đó có thể có áp lực phải tăng giá bán bằng tiền đồng, mặc dù rủi ro biến động tỷ giá thường đã được tính tới khi lập kế hoạch tài chính cho dự án.

Tuy nhiên, CBRE Việt Nam cũng cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đối với mặt bằng chung thị trường bởi tỷ lệ các dự án do chủ đầu tư nước ngoài thực hiện là nhỏ so với tổng nguồn cung thị trường.

Ngoài ra, báo cáo trên còn cho biết, các nhà đầu tư trong nước có tiền đồng nhàn rỗi sẽ chuyển sang quan tâm tới BĐS nhiều hơn, đặc biệt là các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời ngay từ việc cho thuê và các cơ hội đầu tư có khoản sinh lời cố định, để giúp họ bảo toàn tài sản trong bối cảnh đồng tiền có thể tiếp tục biến động.

“BĐS vốn được xem là kênh đầu tư yêu thích của người Việt Nam so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, lãi suất tiết kiệm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Các dự đoán về việc tăng lãi suất điều hành của Mỹ đã làm tăng giá đô la Mỹ và làm giảm tính hấp dẫn của vàng, giá vàng đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm vào đầu tháng 8 vừa qua”, CBRE Việt Nam nhận định.

Báo cáo này cũng cho rằng, người nước ngoài có thể ít bị tác động bởi việc giảm giá đồng Việt Nam trong các quyết định đầu tư mua nhà, do từ trước khi đồng Việt Nam mất giá gần đây, BĐS Việt Nam đã được coi là tương đối hấp dẫn do giá thấp hơn và tỷ lệ sinh lời cao hơn so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hong Kong.


Theo Báo Chính phủ

HOT bán nhà mặt tiền 30/4 tp Vũng Tàu giá từ 2.999 tỷ 114m2

Bán nhà mặt tiền đường 30/4, phường Rạch Dừa, vị trí ngay gần với Thế giới di động, khu vực kinh doanh, buôn bán sầm uất, diện tích 4.2x27, 114m2, thổ cư. Giá bán 2.999 tỷ-

Bán nhà mặt tiền đường 30/4 phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu. Nhà 1 trệt 1 lầu, khu vực kinh doanh thuận lợi, đang cho thuê 15 triệu/tháng. Diện tích 285,5m2, thổ cư 100%. Ngang 10,36m nở hậu 11m. Hướng Tây Bắc, giá bán 7.950 tỷ.

Bán nhà mặt tiền đường 30/4, phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu, diện tích 7.35x25, nở hậu 10m, 240m2, hướng tây bắc, có 5 phòng. Thích hợp làm địa điểm kinh doanh, hay mở  karaoke. Giá bán 6.995 tỷ.

Bán đất mặt tiền đường 30/4, phường 11, thành phố Vũng Tàu, diện tích 14.22x50, 713.6m2, có 230m2 thổ cư, hướng đông nam, vị trí kinh doanh, buôn bán thuận lợi. Giá bán 7.5 tỷ

Trân trọng/Rất vui được hợp tác
**************************
Chỉ tiếp người thiện chí mua/bán/ thuê nhanh gọn. Nếu bạn biết ai có nhu cầu mua/bán/thuê nhà đất thì giới thiệu cho tôi nhé. Tôi sẽ hậu tạ.
**************************
Chuyên viên tư vấn BĐS:
Bùi Thiện Nhân/Bùi Xuân Đoàn
Tel: 0909889678 (Viber, Zalo), 0937401838
http://nhadatvt.blogspot.com
Email: Nhan.buithien@outlook.com
Facebook: https://www.facebook.com/muabannhadatvungtau
My skype: doan.buixuan
I love my life.

HOT bán đất hẻm ô tô số 479 Trương Công Định tp Vũng Tàu 1.245 tỷ

1.      Bán đất hẻm ô tô 4m, hẻm 479 đường Trương Công Định, phường 7, thành phố Vũng Tàu, diện tích 5.2x9.65, 50m2, thổ cư 40m2, hướng tây nam. Khu vực dân cư an ninh, yên tĩnh. Giá bán 1.245 tỷ.

1.      Bán đất hẻm tô tô 4m, đường Trương Công Định, phường 8, thành phố Vũng Tàu, diện tích từ 50.5m2 tới 70.5m2, thổ cư hoàn toàn, có các hướng tây nam, tây bắc, đông nam. Giá từ 1.280 tỷ tới 1.7 tỷ/lô.

 Bán đất hẻm ô tô đường Trương Công Định, phường 3, thành phố Vũng Tàu, diện tích 111m2, ngang hơn 4m, nở hậu 5m, thổ cư hoàn toàn, hướng tây nam. Giá bán 1.985 tỷ.


Trân trọng/Rất vui được hợp tác
**************************
Chỉ tiếp người thiện chí mua/bán/ thuê nhanh gọn. Nếu bạn biết ai có nhu cầu mua/bán/thuê nhà đất thì giới thiệu cho tôi nhé. Tôi sẽ hậu tạ.
**************************
Chuyên viên tư vấn BĐS:
Bùi Thiện Nhân/Bùi Xuân Đoàn
Tel: 0909889678 (Viber, Zalo), 0937401838
http://nhadatvt.blogspot.com
Email: Nhan.buithien@outlook.com
Facebook: https://www.facebook.com/muabannhadatvungtau
My skype: doan.buixuan
I love my life.

HOT bán đất biệt thự vị trí đẹp khu đô thị Chí Linh tp Vũng Tàu 4.199 tỷ

Bán đất khu biệt thự đô thị Chí Linh, phường 10, thành phố Vũng Tàu, diện tích 14.5x15.25, 221m2, hướng tây nam, vị trí cực đẹp, ngay Lake Side, Nguyễn Hữu Cảnh, giá bán: 4.199 tỷ.

Bán đất biệt thự khu đô thị Chí Linh, phường 10, thành phố Vũng Tàu, hướng đông nam, vị trí đẹp, đường 12m, diện tích 12x22, 264m2, bìa hồng chính chủ. Giá bán 4.5 tỷ.

Bán đất biệt thự vị trí cực đẹp 3 mặt tiền khu đô thị Chí Linh, phường Thắng Nhất, dường rộng 20m, 30m, hướng tây bắc, tây nam, đông bắc, diện tích 267.6m2, giá bán 4.280 tỷ.

Trân trọng/Rất vui được hợp tác
**************************
Chỉ tiếp người thiện chí mua/bán/ thuê nhanh gọn. Nếu bạn biết ai có nhu cầu mua/bán/thuê nhà đất thì giới thiệu cho tôi nhé. Tôi sẽ hậu tạ.
**************************
Chuyên viên tư vấn BĐS:
Bùi Thiện Nhân/Bùi Xuân Đoàn
Tel: 0909889678 (Viber, Zalo), 0937401838
http://nhadatvt.blogspot.com 
Email: Nhan.buithien@outlook.com 
Facebook: https://www.facebook.com/muabannhadatvungtau 
My skype: doan.buixuan
I love my life.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Đất nền giá rẻ, rao bán cái mập mờ

Ở một số khu vực ngoại thành TP.HCM hiện nay mọc lên hàng loạt bảng rao bán nền đất giá rẻ thậm chí chỉ vài chục triệu đồng/nền và quảng cáo rằng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhằm thu hút đối tượng khách hàng là người thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy có nhiều bất ổn mà người mua cần tỉnh táo cân nhắc.



Theo giới kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp, những quảng cáo này nhằm thu hút người mua theo kiểu "dính con cá nào thì dính" - Ảnh minh họa

Thông tin một đàng, thực tế một nẻo

Ghi nhận của phóng viên trên một số con đường từ quận 12 hướng về huyện Hóc Môn, hàng chục quảng cáo rao bán nhà đất giấy tờ hợp lệ có giá rẻ. Theo đó, các quảng cáo, rao vặt này rao bán đất nền giá vài chục triệu đồng/nền, cao nhất cũng chỉ khoảng 250 triệu đồng/nền.

Hầu hết các quảng cáo này che giấu bớt hoặc đưa thông tin mập mờ về vị trí, giấy tờ những đất nền mà họ rao bán. Đơn cử, có bảng quảng cáo nền đất 60 m2, gần cầu lớn ngã ba Giồng (Hóc Môn) với giá 49 triệu đồng, nhưng khi chúng tôi gọi vào số máy trên bảng quảng cáo thì người bán cho biết đất nằm trên địa phận tỉnh Long An.

Tương tự, một quảng cáo trên đường Nguyễn Thị Sóc (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) rao bán nền đất diện tích 5x17 m có giá 250 triệu đồng, đất có sổ hồng riêng, đất thổ cư 100%. Nhưng khi chúng tôi hỏi cụ thể vị trí lô đất thì một người tên L. hướng dẫn chúng tôi chạy thẳng đường Phan Văn Hớn, tới ngã ba Giồng rồi đi thêm 3 km nữa. Cuối cùng, nền đất này cũng nằm tại địa phận tỉnh Long An. Thấy chúng tôi không đồng ý, chị L. trấn an: "Nói chung là thuộc đất Long An, nhưng giáp Hóc Môn. Cuối năm này Chính phủ quy hoạch khu đó trực thuộc về thành phố (TPHCM) của mình luôn. Không mua bây giờ sang năm thành đất thành phố rồi thì giá sẽ rất cao", chị này nói.

Đem câu chuyện đất nền giá rẻ nói chuyện với ông Bình, người làm môi giới lâu năm ở Hóc Môn, ông cười: “Tôi mua bán đất ở khu vực Hóc Môn này đã mấy chục năm nay, không ngóc ngách nào không biết. Nhưng chuyện Chính phủ sáp nhập thêm phần đất ở Long An vào thành phố thì lần đầu tiên mới nghe".

Tiếp tục lần theo các quảng cáo, chúng tôi đến huyện Bình Chánh. Ở xã Vĩnh Lộc A, chúng tôi được một người môi giới tên H. giới thiệu ngay lô 4x10 m ở khu vực đường cầu Kênh Trung Ương với giá 75 triệu đồng/nền. May là tìm hiểu kỹ, bằng không chúng tôi có thể gặp rắc rối nếu bỏ tiền mua. Bởi trước đó, chúng tôi đã có thông tin từ bộ phận địa chính xã Vĩnh Lộc A rằng khu vực này thuộc quỹ đất nông nghiệp dự trữ.

Thấy chúng tôi còn ngại ngùng, chị H. dẫn trực tiếp chúng tôi đến lô đất 4x12 m, rao giá 100 triệu đồng và khẳng định mình là chính chủ. Tuy nhiên, khi đến tận nơi thì đây là đất vườn phân lô, giấy tờ viết tay, dùng sổ chung. Khi hỏi thăm về giấy tờ, bản vẽ thửa đất, chị này chỉ nói cứ yên tâm, đang hợp thức hóa số nhà huyện. "Sổ đỏ nhà chị ở đây luôn, sau này muốn tách xây nhà, chị cho mượn. Làm nhà xong, xin số nhà huyện trước rồi tách sau, chờ rồi hợp thức hóa từ từ", chị H. nói.

Khi chúng tôi không đồng ý mua, chị H. lại đưa chúng tôi đến lô đất 4x14 m ở gần đó khoảng vài trăm mét. Theo chị này, đất khu vực khuất bên trong, xa đường lớn, nên dễ xây và đã có móng nền đàng hoàng. Nhưng khi chúng tôi đòi xem giấy chủ quyền cũng như giấy phép xây dựng thì chị này có vẻ khó chịu: "Muốn lên thổ cư thì đưa thêm 10 triệu đồng tách sổ. Không muốn tách sổ thì cứ để vậy, nhà ở đây cứ làm đại vậy, cần gì phép tắc!".

Câu được con cá nào thì câu

Theo lời ông Bình, những mẫu quảng cáo cột điện như thế chỉ là để hấp dẫn người mua. Riêng tiền sử dụng đất cũng đã vài chục triệu đồng rồi thì lấy đâu ra cả miếng đất chỉ hơn trăm triệu đồng. Còn chuyện giấy tờ hợp lệ, theo ông Bình là không có thật. Nếu nền đất đã có sổ riêng thì giá 200 triệu đồng chỉ mới bằng khoảng 20-30% giá trị thực của miếng đất. "Có khi cò chơi trò mượn đầu heo nấu cháo, kêu người mua hùn vốn, chờ ngày ra sổ. Nhiều người mua không rành pháp lý dễ bị lừa. Đất nền thổ cư mà hai-ba trăm triệu đồng thì người ta "hốt" hết rồi còn đâu!", ông Bình nói.

Ông Thành Nhân, chủ một đơn vị môi giới nhà đất trên đường Tô Ký (Hóc Môn), cho rằng tìm mua nhà đất bây giờ căng thẳng, đất nhỏ thì không xây được, đất lớn thì tiền tỉ, người ít tiền không thể tiếp cận được. "Ít tiền nên người ta phải chuyển qua mua đất nền phân lô giá rẻ. Nhưng nếu phân từng lô nhỏ mà có sổ riêng cũng phải 500 triệu đồng trở lên. Họ quảng cáo 200-300 triệu đồng cho vui vậy, trúng đâu hay đó!", ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, nếu chỉ có khoảng hơn 200 triệu đồng mà tìm đất thổ cư khu vực gần nội thành TP.HCM là hầu như không có, đất sổ riêng lại càng không. Ông Nhân cho rằng đất có diện tích 40-50 m2 với giá 300-400 triệu đồng/nền thì có bán nhưng không xây dựng được vì chưa lên thổ cư.

"Nhiều người cố tìm miếng đất cắm dùi, mua xong để đó, đợi có tiền sẽ xây. Nhưng khi có đủ điều kiện rồi mới biết không xây được vì không đủ diện tích tách thửa. Muốn giá rẻ thì phải xài sổ chung, cứ chờ 10 hoặc 20 năm sau mới hy vọng sẽ được hợp thức hóa", ông Nhân nói.

Với kinh nghiệm của mình, ông Nhân cho rằng có hai trường hợp người mua thường "dính" là tranh chấp với chủ đất vì người môi giới bán nền phân lô chưa sòng phẳng tiền nong. Người ta có thể thu trước 10-20%, đến khi nào ra được sổ thì thu hết số còn lại nhưng không biết bao lâu thì có sổ và vì thế chủ đất không cho lấy đất. Thứ hai là diện tích xây dựng không đủ. Thường thì những người môi giới khẳng định mạnh miệng rằng xây được vì họ thừa biết khách hàng không xây liền sau khi mua đất. "Thì đúng là xây được nhưng xây xong mà cơ quan chức năng kiểm tra giấy phép xây dựng thì rắc rối", ông Nhân nói.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán đất nền ở các huyện ngoại thành, ông Bình nói rằng có trường hợp người môi giới tuyên bố đất đã được đóng tiền sử dụng nhưng trên thực tế thì hiếm khi như vậy. Theo đó, nếu người môi giới đưa khách xem bản vẽ, chỉ từng lô cụ thể thì cần yêu cầu xem chủ quyền đúng lô muốn mua. Mỗi sổ tương ứng với một thửa riêng, xin một bộ bản sao rồi về huyện kiểm tra để biết sổ thật hay giả. Nếu người môi giới nói đang chuyển hồ sơ lên thành phố chờ duyệt, khách cần hỏi đã đóng tiền sử dụng đất chưa, nếu có thì phải thấy biên lai đóng thuế.

“Tóm lại, khi đi mua đất phải kiểm tra tất cả các giấy tờ liên quan như quyền sử dụng đất, biên nhận đóng thuế, giấy phép xây dựng, bản vẽ lô đất. Đầy đủ thì mua còn không thì thôi, tránh nhập nhèm có khi mất tiền oan”, ông Bình nói.


 Theo SGTT

Giao dịch trên thị trường bất động sản tăng vọt

Ngày 25/8, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã công bố báo cáo thị trường bất động sản 7 tháng đầu năm 2015, cho thấy, thị trường tháng 7 tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt ở Hà Nội và Tp.HCM. Tổng số giao dịch thành công trong 7 tháng của hai thành phố này cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.



Diễn biến trên thị trường cho thấy, giá nhà ở tăng nhẹ ở phân khúc chung cư diện tích nhỏ và đất nền ở những khu vực có hạ tầng tốt.


Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm thị trường bất động sản tiếp tục sôi động, niềm tin của người mua nhà đã dần được khôi phục. Các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiết kiệm, mua bán vàng... đang dần kém hấp dẫn, khiến một số nhà đầu tư quay trở lại bất động sản.

Hơn 21.500 giao dịch thành công

Chỉ tính riêng trong tháng 7, thị trường bất động sản Hà Nội có khoảng 1.800 giao dịch thành công (tăng 3% so với tháng trước). Tính chung 7 tháng đầu năm, có 11.050 giao dịch thành công.

Xu hướng đầu tư bất động sản ngắn hạn nở rộ trở lại, phần nhiều là do thanh khoản tươi sáng của phân khúc căn hộ, trong đó phân khúc các căn hộ cao cấp có biên độ lợi nhuận lớn.

“Điều đáng nói là, xu hướng đầu tư ngắn hạn mặc dù có thể giúp thị trường sôi động, tạo sự khan hàng, cháy hàng trong thời gian ngắn, nhưng tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng” rất lớn”, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khuyến cáo.

Về giá bán, ghi nhận tại các dự án mới triển khai có vị trí đẹp, các dự án sắp hoàn thành bàn giao hoặc tại các dự án nhà ở đã xây xong, cho thấy giá chào bán tăng 4-6% so với giá ban đầu.

Ngoài ra, phân khúc nhà liền kề, biệt thự tại một số khu vực của thủ đô cũng tăng giá nhẹ, mức tăng giá chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp.

Tại Tp.HCM, tháng 7 có khoảng 1.750 giao dịch thành công (tăng 3% so với tháng trước). Tính chung 7 tháng qua có khoảng 10.500 giao dịch thành công (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2014). Trong các quý đầu năm 2015, loại hình nhà ở diện tích từ 27-50 m2, giá từ 750 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/căn đang có sức hút lớn với khách hàng. Loại hình này tập trung chủ yếu tại các khu vực quận 9, 12, Thủ Đức và huyện Nhà Bè.

Tuy nhiên, dù các căn hộ loại này đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người dân đô thị nhưng cơ quan quản lý chưa ủng hộ do lo ngại về việc gây quá tải cho hạ tầng thành phố. Diễn biến trên thị trường cho thấy, giá nhà ở tăng nhẹ ở phân khúc chung cư diện tích nhỏ và đất nền ở những khu vực có hạ tầng tốt. Phân khúc đất nền, biệt thự, nhà liền kề, có vị trí đi lại thuận tiện, được nhiều khách hàng đặt mua.

Như vậy, thị trường bất động sản phía Nam tiếp tục chứng kiến làn sóng những dự án từ cao cấp tới trung cấp và cả đất nền vùng ven đồng loạt được bung ra thị trường. Cơ hội cho người mua nhà được mở ra nhưng các chủ dự án cũng phải bước vào chu kỳ cạnh tranh khốc liệt.

Nhiều nguồn vốn đổ vào bất động sản

Cùng với lượng giao dịch tăng, tồn kho bất động sản có xu hướng giảm. Tính đến cuối tháng 7, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên cả nước còn khoảng 63.744 tỷ đồng, giảm 1.529 tỷ đồng so với tháng 6/2015.

Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư 11.984 căn, tương đương 18.368 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 8.790 căn, tương đương 15.298 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở khoảng hơn 7,8 triệu m2 (khoảng 25.533 tỷ đồng); tồn kho đất nền thương mại hơn 1,6 triệu m2 (khoảng 4.545 tỷ đồng).

Riêng Hà Nội, giá trị tồn kho bất động sản còn 8.111 tỷ đồng (giảm 312 tỷ đồng so với 6/2015); Tp.HCM tồn kho còn 11.996 tỷ đồng (giảm 584 tỷ đồng so với 6/2015).

Từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở có hiệu lực cho phép người nước ngoài chỉ cần nhập cảnh Việt Nam là được mua nhà, Việt kiều được mua nhà như người trong nước đã thu hút một lượng vốn ngoại chảy vào bất động sản. Không chỉ tại Tp.HCM, chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang cũng đang triển khai các dự án nhằm vào đối tượng này.

Theo thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, riêng kiều hối đã có 2,16 tỷ USD chuyển về Tp.HCM, trong đó khoảng 21,8% là đổ vào bất động sản, dự báo cả năm Tp.HCM sẽ đón nhận khoảng 5,3-5,5 tỷ USD.

Tính trên cả nước, mỗi năm có khoảng 12 tỷ USD kiều hối, nếu bình quân 20% lượng kiều hối đổ vào bất động sản thì mỗi năm chỉ riêng dòng vốn này thị trường đã hấp thụ khoảng 2,4 tỷ USD. Ngoài ra, vốn FDI vào bất động sản cũng có xu hướng tăng mạnh.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong số 17 lĩnh vực mà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm vào bất động sản là 1,69 tỷ USD, chiếm 19,3%.

Như vậy, chỉ tính trong tháng 7, ngành bất động sản đã đón hơn 1,225 tỷ USD vốn FDI.

Với những diễn biến trên thị trường bất động sản 7 tháng vừa qua, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam dự báo, trong cả năm 2015, thị trường kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động với hàng loạt các dự án mới được khởi công cùng như hàng loạt dự án khác hoàn thiện và chào bán.



Theo VnEconomy

"Nóng" đất nền khu Đông Sài Gòn

Nhiều dự án đất nền liên tục được triển khai, mở bán thời gian gần đây đang hâm nóng thị trường động sản khu vực phía Đông Sài Gòn. Đặc biệt là tại khu vực xung quanh Khu Công nghệ cao Tp.HCM (SHTP) tại Quận 9 và Quận Thủ Đức, giao dịch đất nền đang diễn ra sôi động.


Khoảng 2 tháng nay, giới đầu tư địa ốc đang rỉ tai nhau chuyện đầu tư vào đất nền ở khu vực Quận 9, xung quanh khu SHTP. Thực ra, đây là chuyện không mới, nhưng nó lại được hâm nóng thêm khi vào tháng 5 vừa qua, tập đoàn Samsung chính thức khởi công nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại SHTP. Dự kiến, số lao động tại dự án này trong tương lai có thể lên đến 30.000 người.

Trong vai một người cần mua đất, PV được ông Tường, một người đầu cơ đất nền tại đây mách nước: “Có thêm người chắc chắn sẽ có thêm nhu cầu nhà ở. Mua một vài lô đất rồi xây nhà trọ cho thuê rất dễ kiếm lời".



Một dự án đất nền tại khu vực quận 9, Tp.HCM được chủ đầu tư treo biển chào bán. Ảnh: Mạnh Tùng

Dĩ nhiên, giá mảnh đất mà ông Tường rao bán cũng đã tăng thêm khoảng 20% so với hồi đầu năm. Một lô đất rộng 50m2 ở phường Phước Long B hiện nay được phát giá hơn 600 triệu đồng. Không chỉ giới thiệu 3 lô đất mình đang có, ông Tường còn chỉ cho khách hàng xem cả chục lô đất khác nằm rải rác xung quanh Khu Công nghệ cao.

Hiện tại, các tuyến đường ở khu vực Quận 9 như Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Xiển, Võ Văn Hát, Lò Lu, Tăng Nhơn Phú… cũng đang chằng chịt các biển quảng cáo bán đất nền với giá ra bán trung bình từ 9-13 triệu đồng/m2, tùy vị trí lô đất.

Theo tìm hiểu của PV trang TBKTSG Online, đất nền xung quanh khu công nghệ cao SHTP tại Quận 9 hiện được chia thành 2 dạng:

Thứ nhất là loại đất nền dự án do một số công ty địa ốc phân phối, có quy mô từ vài chục đến một trăm nền. Chẳng hạn, trên đường Nguyễn Xiển, đoạn dưới chân cầu Gò Công thuộc phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 hiện có một dự án đất nền với tên gọi “đất thổ cư khu công nghệ cao Quận 9” do công ty Đ.V phân phối. Phần lớn các lô đất trong dự án này có diện tích khoảng 52 m2 với giá bán gần 500 triệu đồng, hiện đã có khoảng 30 nền giao dịch thành công. Quan sát thực tế cho thấy, cũng có khoảng chục dự án kiểu này hiện đang rao bán.

Thứ hai là loại đất nền có quy mô nhỏ lẻ được sở hữu bởi một số cá nhân, nay cũng được phân lô bán nền khá nhộn nhịp, đặc biệt là tại các tuyến đường như Lò Lu, Võ Văn Hát, Nguyễn Xiển,… Giá bán mỗi lô đất tại đây dao động từ 400-600 triệu đồng với loại diện tích từ 50-60 m2.

Ngay cạnh Quận 9, thị trường đất nền tại quận Thủ Đức dạo gần đây cũng bắt đầu sôi động hơn với một số dự án lớn tung ra thị trường. Một trong những dự án đáng chú ý là Vạn Phúc Riverside City ở quận Thủ Đức. Dự án này do Công ty Đại Phúc làm chủ đầu tư, diện tích 198 ha, cách ngã tư Bình Triệu hơn 1 km với ba mặt giáp sông Sài Gòn. Giá bán tại dự án này từ 17 triệu đồng/m2.

Mới đây nhất, vào cuối tuần trước, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) chính thức công bố dự án Jamona Home Resort ở quận Thủ Đức. Dự án này có quy mô gồm 238 nền đất biệt thự nghỉ dưỡng, diện tích mỗi nền từ 140-520 m2, giá bán từ 16,2 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, trong số những khách hàng đã đăng ký mua đất nền tại dự án này có khoảng 20 khách là người nước ngoài, Việt kiều

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Dự án Chung cư Nhân Chính: Khách hàng dài cổ chờ nhà

Nằm trên khu đất rộng gần 9.200 m2, có vị trí đắc địa, góc của 2 con đường Ngụy Như Kon Tum và Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội, từng được định giá lên đến 100 triệu đồng/m2, còn bán giá căn hộ chung cư khoảng 25 - 26 triệu đồng/m2, nhưng sau 6 năm triển khai và đã thu tiền của khách hàng, Dự án Chung cư Nhân Chính vẫn chỉ là khu đất bỏ hoang.



Khu đất hoang 6 năm của Dự án Chung cư Nhân chính

Khách than mua phải… “vịt trời”

Phản ánh tới Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Việt Đức cho biết, từ năm 2009, sau khi tích cóp được một số tiền nhỏ, ông cùng gia đình quyết định lựa chọn mua 1 căn hộ diện tích gần 70 m2, giá 1,5 tỷ đồng tại Chung cư Nhân Chính.

Theo ông Đức, để sở hữu căn hộ tại dự án này, ông đã nộp cho chủ đầu thứ cấp của dự án là CTCP Tài Nguyên gần 400 triệu đồng, tương đương với 30% giá trị căn hộ. Theo cam kết, dự án sẽ hoàn thiện và dự kiến bàn giao nhà cho người mua trong năm 2010. Tuy nhiên, đến thời hạn, nhà không được bàn giao, dự án thậm chí còn chưa được triển khai.

Ông Đức cùng nhiều người mua nhà khác đã liên tục gọi đến CTCP Tài Nguyên để yêu cầu giải thích về sự chậm trễ và đòi bồi thường cho khoản tiền đã nộp, nhưng câu trả lời mà những người mua nhà nhận được từ công ty này là “vì nền kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng, chưa có đủ nguồn vốn để triển khai dự án… Dù Công ty có sẵn vốn, nhưng cũng phải chờ sự đồng thuận từ phía 3 chủ đầu tư hợp tác còn lại!?”.

Không đồng tình với giải thích của CTCP Tài Nguyên, các khách hàng này đã kêu cứu đến chủ đầu tư ban đầu là Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11 - Bộ Quốc phòng), thì đơn vị này cho rằng, họ không phải là đơn vị trực tiếp thu tiền của khách hàng, nên họ không chịu trách nhiệm. Sau 6 năm, ông Đức và các khách hàng khác gửi đơn đến chủ đầu tư và nhiều đơn vị khác, nhưng câu trả lời vẫn bặt vô âm tín.

Hợp tác rồi… bỏ hoang

Lật lại lịch sử của Dự án Chung cư Nhân chính thì được biết, đây là dự án nằm trên khu đất quốc phòng, có diện tích 9.174,3 m2 do Tổng công ty Thành An quản lý. Khu đất này được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng nhà ở cho các cán bộ, chiến sĩ quân đội và xây dựng chung cư gia đình kết hợp dịch vụ thương mại và trụ sở làm việc.

Dự án gồm tòa nhà văn phòng 12; tòa nhà chung cư cao 24 tầng và 9 biệt thự nhà vườn (mỗi căn cao 3,5 tầng). Năm 2009, dưới hình thức hợp tác kinh doanh, Tổng công ty Thành An đã chuyển nhượng dự án này cho 4 công ty do CTCP Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 làm đại diện.

Ngay sau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký xong, mặc dù dự án vẫn còn trên giấy, nhưng các căn hộ tương lai đã được 4 công ty thứ cấp chào bán tới hàng trăm khách hàng với mức giá từ 25 - 26 triệu đồng/m2.

Tìm hiểu của phóng viên, bên trong khu dự án này vẫn là một khu đất hoang như lúc mới khởi công xây dựng, có khác chăng là cây cối mọc um tùm, xen lẫn là các mảnh bê tông vứt lổm chổm xung quanh những móng cọc hoen rỉ được thi công từ năm 2011. Còn khu vực bên ngoài dự án là một số ki ốt và cho một số hộ dân thuê làm cửa hàng tạp hóa…

Chủ đầu tư trốn tránh

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, luật sư Trương Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty luật Basico cho biết, trên thực tế, dự án này khá phức tạp, bởi lẽ, về bản chất, Dự án Chung Cư Nhân Chính đã được Tổng công ty Thành An bán, dù mang danh là hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Tổng công ty Thành An chuyển nhượng dự án này và ghi nhận 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp còn 75 tỷ đồng) và được giữ lại 20% biệt thự (tương đương 2 căn biệt thự), 20% diện tích sàn chung cư (4.322 m2 sàn, khoảng 40 căn hộ) để bán cho cán bộ, chiến sĩ. Trên nguyên tắc, trách nhiệm sau này đã hoàn toàn thuộc về 4 công ty đã góp vốn, Tổng công ty Thành An không phải chịu trách nhiệm gì với dự án này.

Cũng theo ông Hải, lý lẽ phải chờ sự đồng thuận của 3 chủ dự án còn lại mới triển khai được hoặc trả tiền khách hàng mà CTCP Tài Nguyên đưa ra là không hợp lý.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ngày 11/8/2015, phóng viên đã gọi điện cho ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tài Nguyên, đơn vị đã trực tiếp thu tiền của ông Nguyễn Việt Đức. Ngay khi giới thiệu là phóng viên của Báo Đầu tư Bất động sản và muốn tìm hiểu về Dự án Binh đoàn 11, ông Long chỉ trả lời ậm ừ và cho biết, sẽ trả lời vào thứ Năm, ngày 13/8/2015. Tuy nhiên, đến thứ Năm, phóng viên gọi lại nhiều lần, nhưng ông Long không bắt máy.


Đầu tư Chứng khoán

Chấp thuận đầu tư The Manor Central Park, Khu đô thị Thành phố Xanh và TD Lakeside

UBND Hà Nội vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 3 bất động sản gồm: The Manor Central Park, Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh và TD Lakeside. Cả 3 dự án trên đều có tổng vốn đầu tư hơn nghìn tỷ đồng.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội năm 2015” với chủ đề “Xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực: công nghiệp, bất động sản, thương mại dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn Thành phố” do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức.



Phối cảnh The Manor Central Park

Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Khu đô thị Nam đường Vành đai 3, tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội (Giai đoạn 1)” cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Bitexco. Khu đô thị Nam đường Vành đai 3 hay còn có tên gọi là The Manor Central Park có diện tích gần 90ha và vốn đầu tư dự kiến khảng 1,9 tỷ USD. Dự kiến, Bitexco sẽ khởi công dự án trong tháng 8/2015.

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” cho chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bất động sản Hồng Ngân. Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh có quy mô hơn 17,6ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.850 tỷ đồng. Tháng 8/2014 Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI) là công ty con của Tập đoàn Vingroup đã bỏ ra 1.286 tỷ thực hiện thương vụ mua lại 99% cổ phần của Công ty BĐS Hồng Ngân. Vingroup dự kiến sẽ khởi công dự án vào quý 4/2015 và hoàn thành vào quý 4/2019.

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Tòa nhà hỗn hợp siêu thị, dịch vụ thương mại và căn hộ để ở tại ô đất C3/HH Khu đô thị Nam Trung Yên” cho Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Thùy Dương. Dự án Tòa nhà hỗn hợp tại khu đất C3 có tên thương mại là TD Lakeside và có diện tích 9.161 m2, với tổng mức đầu tư lên đến 2.262 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thành phố còn trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Ralph Lauren Việt Nam” cho nhà đầu tư Ralph Lauren Holding Company Limited.


N.Đăng
Theo CafeLand

Người mua ngơ ngác, chủ đầu tư trục lợi Gói 30.000 tỉ

Lợi dụng chính sách cho vay ưu đãi đối với người thu nhập thấp đô thị nhằm bán nhanh sản phẩm, nhiều chủ đầu tư không ngần ngại sử dụng mánh khóe để trục lợi gói 30.000 tỉ.



Nguồn: Tuổi trẻ

Chia nhỏ hợp đồng để trục lợi

Theo phản ánh của báo chí, thời gian gần đây xuất hiện nhiều chủ đầu tư sử dụng các mánh khóe để trục lợi gói 30.000 tỉ.

Với những ưu đãi từ gói 30.000 tỉ, nhiều chủ đầu tư không ngần ngại tách giá trị căn hộ bằng cách chia nhỏ hợp đồng nhằm trục lợi. Cách trục lợi từ gói vay này khá đơn giản, đó là một căn hộ có giá khoảng 1 tỉ đồng sẽ được tách thành 2 hợp đồng để “chạy” vay ưu đãi từ gói 30.000 tỉ đồng. Với mánh khóe chia nhỏ hợp đồng này, chủ đầu tư có thể thu lợi từ 3 khoản chính là vay vốn ưu đãi, thuế giá trị giá tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ nhất, về vay ưu đãi, thay vì phải trả lãi suất 10% thì chủ đầu tư chỉ trả lãi 5%. Khi vay gói ưu đãi này, chủ đầu tư sẽ được vay ưu đãi tới 30% giá trị căn hộ.

Thứ hai, với căn hộ có giá khoảng 1 tỉ thì đáng ra chủ đầu tư phải nộp thuế 100 triệu đồng (tương đương nguồn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 10%), thế nhưng sau khi tách hợp đồng, chủ đầu tư chỉ phải nộp 5%, bởi thuế GTGT cho gói 30.000 tỉ chỉ có 5%, mà 5% chỉ phải nộp trên một nửa hợp đồng, tức 5% của 500 triệu đồng. Còn khoản chênh đã tách hợp đồng thì chủ đầu tư không phải đóng một đồng tiền thuế nào.

Thứ ba, khoản 500 triệu sau khi được tách hợp đồng thay vì phải nộp 22% thuế thu nhập doanh nghiệp thì chủ đầu tư chỉ phải đóng 10% bởi được hưởng ưu đãi từ gói 30.000 tỉ. Còn khoản 500 triệu đồng không có hóa đơn, không có chi phí thì chủ đầu tư đã có trốn được hơn 100 triệu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, với một nguồn lợi quá lớn, nhiều chủ đầu tư đã nghĩ ra nhiều chiêu trò để kiếm tiền từ gói vay ưu đãi này. Việc tách giá trị căn nhà bằng hợp đồng tư vấn môi giới chỉ là một trong những mánh khóe mà chủ đầu tư đang sử dụng để tiếp cận gói vay 30.000 tỉ đồng. Trong khi đó, đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này và người dân cuối cùng vẫn là đối tượng phải chịu thiệt nhất.

Trao đổi với Một Thế Giới, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết các doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách cho vay ưu đãi đối với người thu nhập thấp đô thị nhằm bán nhanh sản phẩm. Đáng chú ý, những doanh nghiệp trục lợi gói 30.000 tỉ mà báo chí đã phản ánh đều không phải là thành viên của HoREA.

Sẽ rà soát ngân hàng cho vay


Liên quan đến thông tin về việc trục lợi gói vay này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM, cho biết sẽ rà soát lại các báo cáo từ các ngân hàng có cho vay gói 30.000 tỉ đồng, sau đó cho kiểm tra.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM cho vay gói 30.000 tỉ báo cáo về toàn bộ quy trình và quá trình cho vay cũng như các thủ tục theo phản ánh từ báo chí đã. Riêng 2 đơn vị là Vietinbank chi nhánh Bắc Sài Gòn và BIDV chi nhánh Ba Tháng Hai ( 2 ngân hàng cụ thể mà báo chí đã nêu) phải báo cáo cụ thể, chi tiết nội dung cho vay này. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải tự kiểm tra và báo cáo. Qua lễ 2.9, khi các đơn vị này gửi báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước thì lúc đó NHNN sẽ đi kiểm tra chi tiết.

Đồng thời, các ngân hàng sẽ trình bày khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai gói tín dụng trên dành cho khách hàng cá nhân có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vay triển khai dự án nhà ở xã hội.

“ Từ các báo cáo đó, chúng tôi sẽ đặt ra các nghi vấn liên quan để kiểm tra toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm với quy định giải ngân sẽ bị xử lý nghiêm”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, tùy theo mức độ sai phạm mà Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý. Nếu làm sai thì thu hồi lại phần lãi đã hỗ trợ và chuyển sang cho vay thương mại như bình thường hoặc thu hồi lại vốn vay vì đã cho vay sai đối tượng. Nếu sai phạm nặng hơn sẽ xử phạt theo Nghị định 96.

Ông Minh cũng cho biết, đợt kiểm tra này không chỉ gói gọn trong những ngân hàng mà báo chí phản ánh mà NHNN TP.HCM còn mở rộng ra những ngân hàng khác có cho vay gói 30.000 tỉ đồng.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra

Trước việc trục lợi này, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện tiến độ cho vay, giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng.

Cụ thể, Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường và các Sở, ban, ngành liên quan đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật cho người mua nhà ở.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm theo thẩm quyền những hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng, trái quy định của pháp luật về nhà ở.

Đối với dự án nhà ở thương mại đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang nhà ở xã hội, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện ngay việc triển khai đầu tư xây dựng để phát huy hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực về đất đai, tài chính, kiên quyết thu hồi các dự án đã cho phép chuyển sang nhà ở xã hội nhưng chậm triển khai.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trong quá trình thực hiện thủ tục xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội.



 Theo Một Thế giới

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Bộ Xây dựng thúc việc giao sổ đỏ cho người dân mua nhà xã hội

Cơ quan quản lý cũng đề nghị các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp mua bán, cho thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng.



Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường... đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội hoặc nhà thương mại chuyển đổi đã bàn giao khẩn trương hoàn thiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người mua nhà. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương cần kiểm tra, xử lý những trường hợp mua bán, cho thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng.

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, cơ quan quản lý đề nghị các tỉnh, thành tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư dự án chuyển đổi. Đối với những dự án đã được chuyển đổi, Bộ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc triển khai đúng tiến độ, đồng thời khawnrgr định các công trình chậm triển khai sẽ bị thu hồi.

Liên quan đến việc tiếp cận gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng một lần nữa đề nghị các địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, kiểm tra dấu hiệu trục lợi của tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai.

Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến hết tháng 5/2015 có khoảng 50% gói 30.000 tỷ (tương đương 14.161 tỷ đồng) đã được cam kết cho vay. Tuy nhiên, thực tế tổng số tiền đã giải ngân là 7.621 tỷ đồng (đạt 25,4%). Trong đó, có 17.624 hộ gia đình, cá nhân đã được vay với số tiền 5.520 tỷ đồng, số còn lại là vốn để cấp cho 33 dự án. Lý giải về sự chậm trễ này, nhiều lần Bộ Xây dựng cho biết chủ yếu do quỹ nhà ở giá rẻ còn hạn chế.


Theo VnExpress

Hà Nội kêu gọi đầu tư vào các dự án khủng

11 dự án thu hút đầu tư vừa được UBND TP. Hà Nội công bố mới đây. Trong số đó, những dự án với quy mô "khủng" đang dành được nhiều sự quan tâm bởi số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.


Vừa qua, UBND TP. Hà Nội vừa công bố danh sách 11 dự án để thu hút đầu tư, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Hạ tầng xã hội đô thị, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, thương mại và công nghiệp.

Trong số này hiện đang có 8 dự án kêu gọi, lựa chọn chủ đầu tư: Khu thương mại dịch vụ tổ hợp Uy Nỗ, Bệnh viện quốc tế Gia Lâm, Đường sắt đô thị tuyến số 6, Nhà máy xử lý chất thải Công nghệ cao Bắc Sơn - Sóc Sơn, Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, Xây Dựng kinh doanh tổng hợp sân vận động bể bơi, Khu Công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu Công nghiệp kỹ thuật cao Đông Anh.
Tập trung vào dòng vốn “sạch”

3 dự án còn lại hiện cũng đang kêu gọi nhà đầu tư thứ phát, bao gồm: Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, Trung tâm thương mại Aoen Mall và Khu Công nghiệp Phú Nghĩa.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại & Du lịch Hà Nội, ông Nguyễn Gia Phương cho rằng, TP. Hà Nội trong thời điểm hiện tại đã có một sự chuẩn bị tương đối kỹ càng đề thu hút đầu tư. Mục tiêu đặt ra đó là tập trung vào các đối tác chiến lược, tránh dàn trải, xúc tiến đầu tư có trọng tâm để thu hút được những dòng vốn FDI "sạch".

Thời gian sắp tới, các biện pháp xúc tiến đầu tư sẽ được Hà Nội đổi mới theo hướng cụ thể hoá, cập nhật cũng như cung cấp thông tin cho vác nhà đầu tư. Bên cạnh đó, TP cũng giới thiệu một cách cụ thể danh sách những dự án có sử dụng đất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hiện đang kêu gọi đầu tư.

Không những vậy, Hà Nội cũng triển khai những hội thảo xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại tại một vài TP lớn ở Nhật Bản; tổ chức các cuộc họp với phía doanh nghiệp hiện đang kinh doanh tại Hà Nội một cách thường xuyên để cung cấp thông tin về chính sách đầu tư, cơ chế, hiệp định thương mại…



TP. Hà Nội đang kêu gọi đầu tư cho 11 dự án "khủng"

Với xu hướng duy trì vốn FDI đều đặn trong những năm trở lại đây, thủ đô Hà Nội đang giữ vị trí thứ 3/63 tỉnh thành trên cả nước về thu hút vốn FDI. Đến tháng 7/2015, tại đây đã có hơn 3.300 dự án cùng tổng vốn đăng ký khoảng 26,5 tỷ USD.

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cho biết, trong 5 năm gần đây, tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010 và đạt 1.400 tỷ đồng. Vốn FDI nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng khi thủ đô Hà Nội là 1 trong 3 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về việc thu hút nguồn vốn FDI.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng nhận định, FDI tại Hà Nội là một nguồn vốn có tính chọn lọc và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như BĐS, công nghệ sạch, công nghệ cao và có nguồn lao động chất lượng cao.
Cần phải có tổ công tác hỗ trợ đầu tư

Với vị thế quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng như thuận lợi về kết nối giao thông, Hà Nội đang sở hữu nhiều lợi thế lớn đối với việc thu hút FDI. Địa phương này cũng có nguồn lao động với chất lượng cao, có thể đáp ứng cho nhiều loại hình kinh tế và sức tiêu dùng ở đây cũng đứng thứ 2 cả nước về sức mua và quy mô.

Phó trưởng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, bà Kana Miyazaki, đánh giá, Hà Nội không chỉ có lợi thế về hạ tầng mà còn là nơi tập trung của rất nhiều khu công nghiệp, và hiện cũng có hơn 30% số công ty Nhật Bản tại Việt Nam đặt trụ sở tại Hà Nội.

Tuy nhiên, nếu thực sự muốn các dự án trên có thể thu hút được vốn FDI, theo bà Miyazaki, Hà Nội cần phải đưa ra những chính sách khích lệ và thu hút nhà đầu tư một cách hấp dẫn và khác biệt hơn. Bên cạnh đó, thực hiện một cách hiệu quả công tác giới thiệu dự án, xúc tiến đầu tư với những nhà đầu tư.

Cũng về vấn đề này, ông Hoàng lại cho rằng, để các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin một cách hiệu quả nhất, TP. Hà Nội nên củng cố thêm thông tin đầu tư như dự án, chính sách, đối tác, nguồn nhân lực của Việt Nam có thể hợp tác với những nhà đầu tư khi đến đầu tư tại TP; đồng thời tiến hành phân loại các nhà đầu tư.

Ông Hoàng cho rằng: “Hà Nội có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dự án lớn, nhưng nghiên cứu dự án lớn mất nhiều thời gian. Do đó, cần có tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư, giảm thiểu đi đến nhiều cửa, mỗi nơi một kiểu để hỗ trợ cho nhà đầu tư nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị”.

Cũng vì Hà Nội có nhiều dự án với tính đặc thù chuyên ngành, chuyên sâu, nên theo khuyến nghị của vị đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, cần phải dành sự quan tâm hơn nữa đến các công ty tư vấn, ngân hàng và quỹ để hỗ trợ cho nhà đầu tư sớm đưa ra quyết định đầu tư.

(Theo Trí thức trẻ)

Nguy cơ mất trắng tiền tỷ vì mua đất KĐT Hồ Xương Rồng

Số tiền cả chục tỷ đồng của một số người dân đầu tư mua đất tại dự án khu đô thị (KĐT) Hồ Xương Rồng (TP.Thái Nguyên) có nguy cơ mất trắng khi không tìm thấy tung tích nhà đầu tư thứ cấp.

Đáng chú ý, không chỉ người dân, mà ngay cả chủ đầu tư dự án – người trực tiếp ký hợp đồng hợp tác, điều hành, giám sát cũng tự cho mình là nạn nhân của nhà đầu tư thứ cấp. Hiện nay, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành khởi tố vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự KĐT Hồ Xương Rồng.

Giao tiền xong không được nhận đất

Chủ đầu tư của dự án KĐT Hồ Xương Rồng tại TP Thái Nguyên là Công ty CP Sông Đà. Đây được đánh giá là một trong những dự án bất động sản (BĐS) trọng điểm tại TP.Thái Nguyên. Vào năm 2011, chủ đầu tư ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với một đối tác nữa là Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội. Công ty này do ông Lương Xuân Cường chức danh giám đốc làm đại diện. Hợp đồng ký kết nhằm thực hiện hợp tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác kinh doanh trên diện tích đất rộng 20.314m2, tương ứng với 156 lô đất. Theo đó, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội đóng góp số vốn tạm tính khoản trên 172 tỷ đồng. Tiếp đó, Công ty CP Sông Đà lại ký tiếp với doanh nghiệp này thêm 3 phụ lục hợp đồng với giá trị khoảng 260 tỷ đồng, tương ứng vơi s3ha đất tại dự án.


Theo ông Vũ Xuân Trọng, việc nhà đầu tư thứ cấp chấp nhận “mua bán” cả phần đất chưa giải phóng mặt bằng là rất đáng ngờ nhưng chủ đầu tư dự án lại không hề hay biết. Ảnh: T.Q


Tính đến nay, không ít người dân Thái Nguyên đã đổ một số tiền lớn đầu tư để được sở hữu lô đất tại dự án này. Tuy nhiên, họ đang lo lắng nguy cơ đổ bể vì chủ đầu tư thứ cấp hiện đã ôm hàng chục tỷ đồng của mình rồi lặn “mất tích”. Chị Trần Thị Phương Thảo (TP.Thái Nguyên), một nhà đầu tư cho biết: “Tháng 9/2013 gia đình tôi có ký hợp đồng với Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội để mua một lô đất nằm trong KĐT Hồ Xương Rồng có tổng trị giá hơn 800 triệu đồng. Say khi thanh toán xong số tiền hơn 600 triệu đồng chúng tôi vẫn chưa nhận được lô đất mình đã mua”.

Nguyên nhân được cho là do ông Lương Xuân Cường – Đại diện nhà đầu tư thứ cấp tức Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội đột nhiên "biến mất". Trong khi đó, theo phía chủ đầu tư thì doanh nghiệp này thậm chí vẫn chưa trả hết tiền theo quy định của hợp đồng hợp tác đầu tư, do đó chủ đầu tư cũng không thể bàn giao đất cho người dân. Sau khi phát hiện dấu hiện không minh bạch, khoảng 50 hộ dân mua đất tại dự án này qua nhà đầu tư thứ cấp đã gửi đơn thư kêu cứu đến các cơ quan chức năng TP Thái Nguyên.
Nhà đầu tư thứ cấp khéo ngụy trang tạo niềm tin với người mua

Theo tìm hiểu PV được biết, Công ty CP Sông Đà sau khi nhận được một khoản tiền từ Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội đã bàn giao phần diện tích đất tương ứng theo như hợp đồng hợp tác. Chị Trần Thị Phương Thảo cho hay: “Thấy có Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội nên chúng tôi mới tin tưởng mua đất, giao tiền. Nhưng đầu năm nay, khi tìm gặp chủ đầu tư để nhận phần đất của mình thì Công ty CP Sông Đà 2 cho biết họ cũng chưa nhận được tiền của đối tác nên nhất định không giao đất”.

Để tạo niềm tin cho người mua đất dự án, nhà đầu tư thứ cấp đã mượn một phòng làm việc nằm ngay tại Ban quản lý dự án KĐT Hồ Xương Rồng để làm văn phòng giao dịch. Ông Vũ Xuân Trọng khẳng định: “Đến giữa tháng 3 vừa qua, tôi vẫn được ông Lương Xuân Cường trực tiếp làm thủ tục mua bán, bàn giao tiền, biên bản mốc giới lô đất CL16 ô số 4 ngay tại Văn phòng Ban quản lý dự án KĐT Hồ Xương Rồng, có cả sự chứng kiến của các nhân viên Công ty CP Sông Đà 2”.

Được biết, hợp đồng mà nhà đầu tư thứ cấp ký kết với người mua đất có tên là Hợp đồng vay tài sản. Kèm theo còn có một Bản đăng ký lô đất và Biên bản tạm bàn giao mốc giới dự án KĐT Hồ Xương Rồng. Điều này khiến người mua tin tưởng rằng tiền mà mình nộp cho nhà đầu tư thứ cấp là để đặt chỗ lô đất mình mua trong Dự án. Chị Thảo bộc bạch: “Sau khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, chúng tôi cũng không hề nhận được thông báo chính thức nào từ chủ đầu tư, gửi đơn cũng chưa thấy họ trả lời, họ cho rằng mình là nạn nhân nên chưa thể trả lời chúng tôi”.


Chính thức khởi tố vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Lương Xuân Cường – chức danh Giám đốc của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị mới Hà Nội.

Dự án đầu tư xây dựng KĐT Hồ Xương Rồng bắt đầu khởi công từ năm 2010, dự kiến sẽ hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật vào năm 2016. Dự án này có quy mô diện tích khoảng 45ha với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.019 tỷ đồng. Theo thông tin đăng tải trên website của chủ đầu tư, đến giữa năm 2014 dự án đã tiến hành giải phóng mặt bằng xong 90% diện tích, giá trị đầu tư thực hiện dự án tại thời điểm này đạt 470 tỷ đồng.

(Theo Danviet.vn)

Dự án nhà ở xã hội Bright City nhận hồ sơ mua nhà từ ngày 22/8

Từ ngày 22/8, tại khu văn phòng trưng bày nhà mẫu, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Bright City chính thức tiếp nhận hồ sơ mua nhà từ những khách hàng đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thông tin trên được Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long phối hợp cùng Liên minh của 3 sàn BĐS gồm Hội quán BĐS, Hưng Gia Land, Ht Land chính thức xác nhận trong lễ công bố và tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại Bright City ở Lai Xá, Kim Chung, Hà Nội.

Dự án Bright City được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 14/2/2014. Công trình tọa lạc trên mặt đường QL32 với tổng diện tích 1,4 ha, bao gồm 4 toà tháp cao 35 tầng. Dự án có thiết kế gồm khối đế 6 tầng làm trung tâm thương mại, khu vực sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, bãi đỗ xe... Từ tầng 7 trở lên tới tầng 35 là 1.496 căn hộ nhà ở xã hội và thương mại có thiết kế hợp lý và diện tích đa dạng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và gió trời. Khi đi vào khai thác, dự án sẽ đáp ứng đáng kể nhu cầu nhà ở xã hội của người dân khu vực trong khu vực Thủ đô.



Công nhân đang thi công xây dựng nhà ở xã hội Bright City

Dự án tổng diện tích đất xây dựng là 5.626m2, bao gồm 1.496 căn hộ với diện tích từ 48-70m2, trong đó có 884 căn bán giá nhà ở xã hội và 306 căn dùng cho thuê. Liên doanh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và Công ty CP AMMACAO là nhà thầu thi công xây dựng. Dự kiến, giá bán 14 triệu đồng/m2 và giá cho thuê là 61 nghìn đồng/m2/tháng (chưa bao gồm VAT).

Giám đốc Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long Nguyễn Viết Sơn cho hay, cư dân Bright City chuyển về sống vào thời điểm cuối năm 2017, theo lộ trình, chỉ sau 1 năm sẽ được sử dụng tuyến đường sắt Metro tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, thuận lợi trong việc di chuyển vào khu vực trung tâm thành phố.

Theo ông Nguyễn Viết Sơn, đơn vị đã có văn bản gửi Sở Xây dựng và được phê duyệt lộ trình tiếp nhận đợt 1 hồ sơ đăng ký thuê mua, mua nhà ở xã hội tại dự án này. Cụ thể, thời gian nhận hồ sơ được chia thành 3 đợt từ 15-30/8, từ 15-30/9 và từ 15-30/10. Dự kiến, dự án hoàn thành móng vào tháng 9/2015 và bàn giao nhà ở vào quý III/2017.

Trong buổi lễ công bố, đại diện Ngân hàng BIDV đã cam kết dành 1.100 tỷ đồng tài trợ vốn cho công trình. BIDV cũng sẽ là ngân hàng tài trợ vốn vay hỗ trợ từ gói 30 nghìn tỷ đồng cho những khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án này.

Theo Báo Xây dựng Online

Dự án Hattoco Trần Phú liên tục lùi thời hạn bàn giao nhà

Khởi công từ năm 2009, đến nay đã 6 năm trôi qua, dự án chung cư Hattoco (110 Trần Phú – Hà Đông) vẫn chưa thể bàn giao nhà sau nhiều lần lùi thời hạn với lý do thiếu vốn.

Dự án Hattoco được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là 4.992 m2. Quy mô dự án gồm tòa tháp cao 39 tầng nổi và 2 tầng hầm. Theo thiết kế, từ tầng 1 đến tầng 6 là khu trung tâm thương mại, văn phòng, còn từ tầng 7-39 là khu căn hộ gồm tổng số 439 căn. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình.



Được biết, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này là 900 tỷ đồng, được chủ đầu tư triển khai rầm rộ vào năm 2009. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, khi công trình đã xây thô đến tầng 10 thì tạm dừng thi công do thiếu vốn. Cho đến thời điểm đầu năm 2013, Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình lại tuyên bố tiếp tục xây dựng dự án sau gần 2 năm tạm dừng.

Thời điểm dự án tái khởi động còn có sự xuất hiện của một đối tác nữa là Công ty TNHH Sông Hằng. Công ty này đồng ý rót số vốn trị giá 500 tỷ đồng đầu tư vào dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ. Do đó, chủ đầu tư công bố dự án sẽ hoàn thành và bàn giao vào quý IV/2014.

Tuy nhiên, cho đến nay dự án nay vẫn chưa hoàn thành xong phần thô và chủ đầu tư mới đây lại tiếp tục lùi thời hạn bàn giao nhà vào đầu năm 2016.

Trước thực trạng trên, nhiều khách hàng cho biết họ chẳng khác gì như đang “ôm bom” chờ phát nổ, lo lắng chủ đầu tư không thể bàn giao nhà, bởi không ít trong số họ phải đi vay tiền ngân hàng.

Ghi nhận thực tế công trường cho thấy, tiến độ thi công của dự án này hiện rất chậm, công trường chỉ lác đác công nhân tiến hành xây dựng, phần nhiều số vật liệu tập trung đã hoen rỉ. Bên ngoài dự án, những tấm chắn vật liệu xây dựng được che chắn như một dấu hiệu cho biết dự án vẫn đang được triển khai thi công.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường dự án của PV trang BizLIVE:


Khởi công vào năm 2009, tổ hợp chung cư Hattoco từng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn của khu vực Hà Đông

Hiện tại tiến độ thi công tại dự án rất chậm, trong khi chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà vào đầu năm sau

Công trường xây dựng dự án hiện chỉ lác đác vài công nhân xây dựng

Đến năm 2011, dự án xây dựng dang dở đến tầng 10 thì phải tạm dừng thi công. Hiện tại, công nhân đang tiếp tục làm các phần còn lại nhưng với tiến độ cầm chừng

Khu vật liệu xây dựng tập trung đã có nhiều thứ hoen rỉ


(Theo BizLIVE)

Tp.HCM: 17.000 căn nhà lấn chiếm sông, rạch

Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, số nhà lụp xụp ven sông rạch hiện đã tăng thêm hơn 7.000 căn trên địa bàn TP. Nếu tính gộp với khoảng 10.000 căn theo thống kê trước đó, TP sẽ cần di dời 17.000 căn. Bên cạnh tính chất tạm bợ, lụp xụp, phần lớn những ngôi nhà này đều lấn chiếm hành lang bảo vệ của sông, rạch.

Theo những con số được đưa ra từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Tp.HCM, bề ngang của rạch Đuôi Trâu (đoạn qua phường Tân Tạo, quận Bình Tân) là 6,5m vào năm 2012 thì đến nay, do 2 bên rạch bị dân lấn chiếm để xây nhà nên diện tích đã bị thu hẹp đi không ít.

Trên địa bàn phường Bình Thuận, quận 7, con rạch Bần Đôn vốn có chiều rộng khá lớn khoảng 100m, song do bị người dân đổ đất lân chiếm, đến nay chỉ còn gần 50m. Có đến 518 trường hợp lấn chiếm trái phép sông, rạch trên địa bàn phường Bình Thuận nhưng vẫn chưa hề có trường hợp nào bị xử lý.

Cũng tại quận 7, rạch Cả Cấm cũng bị dự án Riviera Point (do Công ty TNHH Riviera Point làm chủ đầu tư, liên doanh giữa một đối tác từ Singapore và Công ty Tấn Trường) san lấp gần 5.000m2. Đến thời điểm hiện tại, bất chấp các khuyến cáo về sai phạm của UBND TP và chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án trên vẫn tiếp tục quá trình lấp rạch làm dự án.

Trong 1 báo cáo của UBND quận 7 gửi UBND TP, quận này cho biết đã thuê đơn vị đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí của 156 trường hợp xây dựng lấn chiếm, san lấp kênh rạch ở các phường Tân Thuận Đông, Tân Quy, Phú Thuận, Tân Kiểng và Tân Hưng.
Hàng chục ngàn tỷ đồng để di dời

Các trường hợp trên chỉ là một số rất nhỏ trong những trường hợp sông, rạch bị lấn chiếm để kinh doanh BĐS hoặc làm nhà ở trái phép bị phát hiện. Vì theo công bố từ Phó giám đốc Sở Xây dựng TP, ông Nguyễn Văn Danh, tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, trong quá trình kiểm tra thực trạng của Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, đã có hơn 7.000 căn bị phát hiện. Tuy nhiên trên thực tế, con số trên có thể sẽ lớn hơn bởi trong số liệu khảo sát này chưa bao gồm 67 tuyến kênh rạch nằm rải rác ở các quận 12, 8, 7 chưa cắm mốc hành lang an toàn kênh rạch và chưa có số liệu khảo sát.


Hành lang bảo vệ sông đã bị người dân "vô tư lấn chiếm" vì chưa có sự quản lý nghiêm
ngặt của các cấp chính quyền. Ảnh: D.Đ.Minh

Tính ra, với thêm khoảng 10.000 hộ gia đình có nhà ở trên các sông, rạch thì đã có hơn 17.000 căn trên địa bàn TP cần phải di dời và giải toả. Kể từ năm 1993 tới hiện tại, đã có khoảng 36.000 căn nhà trên các sông, rạch đã được TP di dời. Tổng số tiền dành cho việc đền bù, tái định cư đối với những căn nhà này cũng không hề nhỏ, trung bình khoảng 1 tỷ đồng/căn.

Sở Xây dựng đã đề xuất kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, sẽ có khoảng 11.600 căn nhà lụp xụp sẽ được TP di dời đối với những hộ dân sống dọc theo các tuyến kênh như rạch Cầu Sơn, Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, rạch Bùi Hữu Nghĩa, rạch Văn Thánh, rạch Hàng Bàng, công viên bờ kênh Tẻ, rạch Xuyên Tâm, ao Sông Tân, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, rạch Bàu Trâu, kênh Liên Xã, rạch Ông Búp, kênh Thanh Đa, bờ bắc và bờ nam kênh Đôi. Tổng số tiền đền bù cho những căn nhà trên sẽ là khoảng 12.400 tỷ đồng.

Quản lý không nghiêm

Lý giải cho thực trạng tràn ra bờ kênh rạch, sông chiếm đất xây nhà với số lượng ngày càng lớn của người dân, theo Sở Xây dựng, cũng do sự thiếu chính xác của số liệu khảo sát trước đây và sự thay đổi ranh hành lang bảo về và giải toả kênh rạch nên mới khiến số lượng nhà lụp xụp ven kênh, rạch tăng lên một cách chóng mặt như vậy.

Song, theo đánh giá của KTS Ngô Viết Nam Sơn, thì hiện, những quy định liên quan tới việc bảo vệ hành lang rạch, kênh, sông cũng đã được ban hành. Cụ thể, hành lang bảo vệ kênh, rạch sẽ là 50m/bên đối với những sông cấp 1-2 như sông Sài Gòn. Đối với những rạch, kênh, sông thuộc cấp 3-4, hành lang bảo vệ cho mỗi bên sẽ là 30m. Còn với những rạch, kênh trong trường hợp chưa được phân cấp kỹ thuật, hành lang bảo vệ sẽ là 10m/bên.

Người dân sẽ không được phép lấn chiếm xây dựng các công trình kiến trúc hay nhà cửa trên những hành lang này. Phần đất đó sẽ được sử dụng dể xây dựng bờ kè, bờ bao kết hợp với làm đường giao thống, những công trình phục vụ người dân, phục vụ cộng đồng.

Vậy nên, ông Sơn cho rằng, luật đã được ban hành, bởi vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trước việc để xảy ra tình trạng lấn chiếm sông, rạch của người dân để xây nhà hay các công trình kiến trúc.

Cũng bởi quản lý chưa nghiêm, không những vậy còn tồn tại việc "bảo kê" rất tiêu cực trong vấn đề quản lý xây dựng, nên đã xuất hiện tình trạng người dân "được" đền bù, di dời ở bờ kênh, sông, rạch này lấy tiền qua những con kênh, sông, rạch khác tiếp tục việc chiếm đất làm nhà.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp sở hữu dự án có vị trí gần sông cũng không ngần ngại "bức tử" sông, rạch thông qua việc lấn dần dự án ra đến khu vực giữa sông.

Theo một báo cáo của Sở Giao thông vận tải gửi UBND Tp.HCM, không hiếm trường hợp các dự án sai phạm được chính quyền địa phương cho phép tồn tại. Trong khi đó, việc bùng phát nhà ở ven sông, rạch lại được Thanh tra Sở Xây dựng lý giải là do có sự buông lỏng quản lý, làm ngơ hay có cả “giấy thông hành” từ chính quyền địa phương.

Vào thời điểm năm 1993, Tp.HCM đã phải chi hơn 1.600 tỷ đồng để bồi thường giải toả và di dời cho 7.000 hộ dân sống ven khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hay để di dời 2.500 hộ dân để cải tạo rạch Ụ Cây ở quận 8, TP cũng đã phải bỏ ra số tiền khoảng 4.179 tỷ đồng...

Để giải quyết hậu quả của thực trạng trên, số tiền ngân sách đã phải bỏ ra là quá lớn. Trong khi đó, quả bóng trách nhiệm vẫn đang được đá qua đá lại còn nạn lấn chiếm kênh rạch để làm nhà vẫn cứ tăng lên theo mỗi năm.

Kết quả di dời chưa đạt

Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 hộ dân sống ven, trên kênh rạch ở 29 dự án tại nhiều quận khác nhau. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đã đề ra thì kết quả này không đạt. Có thể kể đến như trong giai đoạn năm 2006-2010, chỉ có khoảng 7.500 căn trên thực tế được di dời, quá thấp so với mục tiêu mục tiêu 15.000 căn đã đặt ra trước đó. Hoặc như trong giai đoạn năm 2011-2015, mục tiêu đề ra là gần 14.000 căn nhưng chỉ có 3.200 được di dời.

Theo Thanh niên Online

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Hà Nội: Loạt dự án chậm tiến độ có nguy cơ bị thu hồi

Sở Xây dựng Hà Nội cho hay sẽ kiến nghị thành phố thu hồi những dự án chậm tiến độ, không triển khai do nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư…



Nhiều dự án chủ đầu tư "ôm đất" nhiều năm không triển khai vì đổ lỗi cho thị trường bất động sản trầm lắng. Ảnh Minh Thư
Báo cáo UBND thành phố Hà Nội về kết quả rà soát 573 dự án khu đô thị mới, Sở Xây dựng cho biết có 17 dự án chậm hơn 2 năm, nhiều dự án bị trùng lặp và hàng chục dự án chưa phù hợp với quy hoạch.

Cụ thể, tổng số dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liền kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa là 30 dự án. Chẳng hạn như dự án Xây dựng khu nhà ở để bán tại xã Mai Lâm (Đông Anh) và dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở tại 139 Đại La.

Tổng số dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng thực hiện chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt gồm 17 dự án, trong đó có 3 dự án đã được UBND thành phố gia hạn tiến độ thực hiện dự án trong Giấy chứng nhận đầu tư; 2 dự án bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng. Đó là dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Yên Hòa do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư và dự án khu đô thị mới Hạ Đình do Công ty Cổ phần Xây dựng Lắp máy điện nước Hà Nội làm chủ đầu tư.

12 dự án bị chậm do trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn hoặc do thị trường bất động sản trầm lắng nên chủ đầu tư chưa tích cực triển khai đầu tư xây dựng.

Cũng theo Sở Xây dựng, các dự án chưa phù hợp với quy hoạch gồm: 41 dự án, trong đó 39 dự án chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; 1 dự án đã được thu hồi là dự án Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Vai Réo; 1 dự án Sở Kế hoạch đầu tư đang tiến hành thủ tục thu hồi là dự án Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh do Cty Cổ phần Prime Đại Thịnh làm chủ đầu tư.

Trong số 74 dự án khác có 50 dự án đã được giao đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, 15 dự án được cho phép đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, 2 dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết, 7 dự án được giao chủ đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương.

Trong 74 dự án trên có 12 dự án bị trùng lặp, 59 dự án đang giải quyết hoặc chưa có thông tin rà soát, chưa đủ cơ sở để xác định phân loại dự án, 2 dự án không còn chức năng nhà ở (dự án Tòa nhà Scandinavian do Cty TNHH Kỹ thuật Xây dựng Phương Bắc làm chủ đầu tư và dự án Khu Du lịch - Đô thị sinh thái hồ Quan Sơn do Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng ICID làm chủ đầu tư), 1 dự án bị tạm dừng theo chỉ đạo của Chính phủ (dự án Tổ hợp công trình tại số 3 Lương Yên do Cty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

Sở Kế hoạch đầu tư kiến nghị, đối với 10 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, hoặc đã được giao đất, hoặc đang xây dựng, đề nghị chuyển sang danh mục các dự án đang thực hiện; đối với 3 dự án không có thông tin, đề nghị Sở Xây dựng kiểm tra lại nguồn thông tin cung cấp; đối với 11 dự án chưa được giao chủ đầu tư theo quy định, đề nghị Sở Xây dựng loại khỏi danh sách theo dõi quản lý.

Đối với 65 dự án thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc trước đây, Sở Kế hoạch đầu tư đề nghị Sở Xây dựng tiếp tục rà soát; đối với 9 dự án triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư chậm tiến độ quá 12 tháng quy định, Sở Xây dựng cần thông báo cho nhà đầu tư thực hiện việc chỉ đạo về thủ tục gia hạn thời gian thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có sử dụng đất trên địa bàn.

Trước tình hình rà soát và thực tế các dự án, Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư lập tiến độ chi tiết các công việc còn lại của dự án, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, trình UBND thành phố chấp thuận, làm cơ sở theo dõi, giám sát thực hiện đầu tư. Trường hợp dự án chậm tiến độ hoàn toàn do nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư, Sở Xây dựng sẽ kiến nghị UBND thành phố thu hồi dự án theo quy định.


 Theo Infonet

Đăk Lăk: Rà soát thực trạng sử dụng đất của 29 doanh nghiệp Nhà nước

Nhằm đánh giá lại hiệu quả trong việc sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước, cuối tháng 8 này, tỉnh Đăk Lăk sẽ tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất.


Ảnh minh họa(Ảnh: tinmoi.vn)

Cuối tháng 8 này, Sở Tài chính tỉnh Đăk Lăk sẽ thành lập đoàn liên ngành để tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất của 29 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh quản lý. Theo đó, đoàn liên ngành sẽ bao gồm: ngành Xây dựng, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên - Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất và đại diện Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Đoàn liên ngành sẽ tiến hành rà soát hiệu quả của việc sử dụng đất đối với các doanh nghiệp, trong đó tập trung vào những doanh nghiệp có diện tích đất lớn nhưng kém hiệu quả hoặc nợ tiền sử dụng đất nhiều năm liền và các doanh nghiệp có dấu hiệu đang sử dụng nhà, đất sai mục đích.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá, Sở Tài chính sẽ tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk để thực hiện các biện pháp thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc giao cho các tổ chức kinh tế để tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.


Theo VTV

Thu hồi tiền "bán lúa non" các dự án nợ tiền sử dụng đất

UBND TP .Hà Nội vừa có văn bản gửi các Sở, ngành yêu cầu thực hiện nghiêm việc thu tài chính đối với các chủ đầu tư dự án nợ tiền sử dụng đất nhưng đã bán nhà hoặc ký hợp đồng góp vốn nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo đó, UBND TP yêu cầu các Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế TP.Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ số tiền sử dụng đất, các khoản tiền phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất và các khoản nghĩa vụ tài chính khác với ngân sách nhà nước trước khi bàn giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với các chủ đầu tư Dự án phát triển nhà ở chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhưng đã bán nhà ở, công trình cho các tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và môi trường và các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 4904/UBND-TNMT ngày 16/7/2015 về việc kiểm tra, kết luận, xử lý các vi phạm của đầu tư Dự án phát triển nhà ở và cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ, gia đình, cá nhân mua nhà tại các Dự án phát triển đô thị trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời đề xuất các biện pháp kiên quyết theo quy định của pháp luật để thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đối với các chủ đầu tư.




Dự án Imperia Garden (số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, T.Hà Nội) hiện đang nợ tiền sử dụng đất hơn 200 tỷ đồng nhưng đã tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.

Với các chủ đầu tư vi phạm các quy định nêu trên mà chưa khắc phục vi phạm, chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho ngân sách Nhà nước theo kết luận thanh tra và chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội thì các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã không thỏa thuận, đề xuất giao chủ đầu tư thực hiện Dự án đầu tư có sử dụng đất (kể cả đấu giá Quyền sử dụng đất), không đăng ký đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, không làm thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện Dự án mớ. Đồng thời Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội phối hợp với Cục Thuế Hà Nội thông báo công khai nợ tiền sử dụng đất trên các trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội và Bộ Sở Tài nguyên Môi trường.

Trường hợp chủ đầu tư được hoãn, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư đãký hợp đồng bán nhà ở và công trình hiện hữu, nhà ở và công trình hình thành trong tương lai hoặc liên doanh, hợp tác với các chủ đầu tư thực hiện Dự án, Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội kiểm tra, thông báo yêu cầu nộp ngay tiền sử dụng đất theo quy định.

UBND TP yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội chủ trì cùng sở Xây dựng, Sở tài chính, Cục Thuế Hà Nội kiểm tra, rà soát lại quy trình phối hợp về hoãn, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất; quy trình về bàn giao đất, cấp trích lục bản đồ, cấp phép xây dựng gắn với điều kiện thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện DA đầu tư nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách Nhà nước, không đề chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước nhưng vẫn bán nhà ở và công trình gắn với đất cho người mua nhà tại đô thị.

Giao Thanh tra TP. Hà Nộiphối hợp với sở, ngành rà soát, phát hiện các trường hợp vi phạm, tổ chức thanh tra, kết luận, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND TP. Hà Nội.


Theo Đầu tư