Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Bán đất mặt phố Khương Đình,Thanh Xuân,Hà Nội.



Bán đất mặt phố Khương Đình,Thanh Xuân,Hà Nội.
Mảnh đất nằm ngay mặt phố Khương Đình,Thanh Xuân, diện tích: 74m2; mặt tiền : 6 m
Hướng:
Đông Bắc; đường rộng: 10m,Tiện làm văn phòng,  kinh doanh, gần Royal city, ngã tư Sở, trường ĐH Công Đoàn , Khoa Học Tự Nhiên……
Giá bán: 120 tr/m2 có thương lượng .SĐCC
Bác nào có nhu cầu hãy liên hệ 0986 009 506 Gặp Hà để biết thêm thông tin và xem nhà , xin cảm ơn.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Sắp xuất hiện đợt “sốt” nhà đất mới?

Sắp xuất hiện đợt “sốt” nhà đất mới?
Những căn biệt thự, liền kề không người ở là hệ lụy của việc phát triển BĐS quá nóng thời gian trước đây khi nhiều nhà đầu tư đổ mạnh tiền ra mua nhà đất đầu cơ.

Sắp xuất hiện đợt “sốt” nhà đất mới?

Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, thị trường địa ốc nước ta phát triển theo chu kỳ khoảng 7-8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả và lượng giao dịch.
Khi xây dựng đề án Chiến lược phát triển thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đúc kết: Từ năm 1993 đến nay, thị trường địa ốc Việt Nam phát triển mạnh, theo chu kỳ khoảng 7 - 8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả cũng như lượng giao dịch. Cụ thể, vào các năm 1993, 2000 và 2007 đã xảy ra những cơn biến động BĐS, chủ yếu tại một số thành phố lớn.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2003 đến  nay, thị trường BĐS đã có nhiều biến động. Cụ thể giai đoạn 2003-2006 thị trường trầm lắng, kém sôi động chỉ có mua bán trong dân, các dự án BĐS cũng không có nhiều giao dịch, giá cả tương đối ổn định.
Từ cuối năm 2007 đến tháng 3/2008, thị trường BĐS sôi động tại một số thành phố lớn do hiện tượng nhiều nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư từ thị trường chứng khoán sang thị trường BĐS.
Đồng thời, do lãi suất vay ngân hàng thấp và cho vay dễ dàng cộng với tâm lý đám đông, a dua của người dân làm những người có tiền nhàn rỗi lo lắng về lạm phát, đồng tiền mất giá cũng lao vào vòng xoáy mua bán kiếm lời làm tăng nhu cầu. Điều này đã đẩy giá nhà chung cư tăng cục bộ ở một số dự án, một số khu vực nhất định.
Sắp xuất hiện đợt “sốt” nhà đất mới? - 1
Những căn biệt thự, liền kề không người ở là hệ lụy của việc phát triển BĐS quá nóng thời gian trước đây khi nhiều nhà đầu tư đổ mạnh tiền ra mua nhà đất đầu cơ.
Tuy nhiên, hiện tượng quá nóng của thị trường BĐS đã “chững lại” dưới tác động của những chính sách kiềm chế lạm phát như: hạn chế tỷ lệ cho vay BĐS, lãi suất cho vay cao... Do đó, từ tháng 6/2008 thị trường BĐS giảm mạnh về giá và số lượng giao dịch.
Giá căn hộ chung cư cao cấp giảm đáng kể từ 35% - 60% (xấp xỉ giá trước thời kỳ sốt năm 2007 và xấp xỉ giá bán ra của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS), giá đất nền nhà riêng lẻ, nhà biệt thự giảm khoảng 30%.
Từ cuối năm 2009, đầu 2010 đến nay thị trường BĐS tiếp tục gặp khó khăn, giá cả BĐS sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch không nhiều, một số dự án không có giao dịch. Nhiều doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2013 đến đầu 2014, Bộ Xây dựng đánh giá thị trường địa ốc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phân khúc căn hộ giá dưới 15 triệu đồng mỗi m2, diện tích nhỏ có lượng giao dịch nhiều nhất, do phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều chủ đầu tư đã điều chỉnh dự án, điều chỉnh cơ cấu căn hộ, tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ.
Sở dĩ thị trường có những biến động bất thường về giá cả trong thời gian qua, Bộ Xây dựng cho rằng, do việc đầu tư các dự án tràn lan trong khi việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường làm cho thị trường phát triển không cân xứng.
Lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển BĐS, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ, đã xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn đến hàng chục ngàn tỷ đồng đầu tư trái nghành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực BĐS. Điều này góp phần làm cho giá BĐS biến động.
Như vậy, với cách tính toán của Bộ Xây dựng, cứ khoảng 7 năm lại xuất hiện một đợt “sốt” về giá cả BĐS thì rất có khả năng sẽ chuẩn bị xuất hiện một đợt biến động về giá cả BĐS, có thể vào khoảng năm 2014-2015.
                                                                                                                      Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Bán nhà Trần Cung,Cầu Giấy ,70m x 4 tầng ,giá: 6,5 tỷ.



Bán nhà Trần Cung,Cầu Giấy ,70m x 4 tầng ,giá: 6,5 tỷ.
Diện tích:70m2 x 4 tầng; mặt tiền: 5 m, 2 mặt thoáng sàn gỗ, 2 phòng khách ( 3PN; 3WC),đường trước nhà: 2m, cách đường ô tô: 5 m; nhà thông thoáng,dân trí cao gần  trường chính trị quốc gia, Điện lực,sư phạm….hướng: Đông Nam .
giá: 6,5 tỷ có thương lượng,
SĐCC.
 Bác nào có nhu cầu hãy liên hệ 0986 009 506 Gặp Hà để biết thêm thông tin và xem nhà , xin cảm ơn.








Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Mỗi người VN đang "gánh" gần 20 triệu nợ công

Mỗi người VN đang "gánh" gần 20 triệu nợ công

Trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang chịu 868,36 USD nợ công, thông tin từ Bản đồ nợ công toàn cầu hôm 23/3.
Ngày 23/3, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD; nợ công chiếm 48,0% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Mỗi người VN đang "gánh" gần 20 triệu nợ công - 1
Bản đồ nợ công toàn cầu. Ảnh chụp màn hình tối 23/3.
Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 52.945 tỷ USD. Như vậy, ở thời điểm này, tổng nợ công Việt Nam tăng thêm 2,634 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người tiếp tục tăng thêm 27,31 USD/người.
                                                                                                                    Theo Mai Hương (Dân Việt)

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Bán chung cư 136 Hồ tùng mậu giá chỉ từ 14,58tr/m2



Bán chung cư 136 Hồ tùng mậu giá chỉ từ 14,58tr/m2
Sàn bất động sản abt land chính thức mở bán căn hộ chung cư thuộc dự án VC7 Housing Complex với giá bán từ 14.58tr/m2 đến 15tr/m2

Vị trí: 
Tọa lạc tại vị trí 136 Hồ Tùng Mậu (đường Nguyễn Cơ Thạch kéo dài) tòa nhà VC7 Housing Complex nằm trên diện tích đất 14980m2
Chủ đầu tư: 
Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Vinaconex7) 
Quy mô dự án:
Gồm 2 tòa cao 27 tầng nổi,2 tầng hầm (mật độ xây dựng chỉ 35% với toàn khu)
Vị trí dự án:
136 hồ tùng mậu vị trí thuận lợi (chỉ cách đại học Thương Mại 1.3km) thực sự quý khách hàng lựa chọn VC7 Housing Complex 136 Hồ Tùng Mậu để làm nơi an cư lạc nghiệp sẽ được tận hưởng rất nhiều tiện ích
Siêu thị BigC, The Garden, Metro; trung tâm mua sắm Topcare, chợ đầu mối Cầu Diễn, chợ Mai Dịch
- Gần cấp 2, 3 Cầu Diễn; ĐH Thương Mại; ĐH Tài Nguyên Môi Trường; ĐH Quốc Gia; ĐH Sư Phạm;
- Gần sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình; tận dụng tiện ích sẵn có của đô thị mới Mỹ Đình;...
Tiến độ dự án VC7 Housing Complex 136 Hồ Tùng Mậu hiện tại đã xây dựng tới tầng 15, nộp tiền chỉ 40% giá trị căn hộ, các đợt tiếp theo phù hợp với mức tài chính của quý khách hàng. Bàn giao nhà cam kết quý 4/2015 (hãy theo dõi tiến độ của những dự án Vinaconex7)
Diện tích các căn hộ: 

Tòa 1A:  98.6m2, 105m2, 128m2, 149m2, các căn đều được thiết kế từ 3 cho đến 4 phòng ngủ.
Tòa 2A: 60m2 - 64m2 - 71m2 - 90m2 - 95m2 -101m2, các căn đều được thiết kế từ 2PN cho đến 4PN.
Giá bán:14,58 triệu/m2(chưa bao gồm VAT)
Bác nào có nhu cầu liên hệ 0986 009 506 Gặp Hà để biết thêm thông tin và xem dự án , xin cảm ơn.





Giành quyền nắm đằng chuôi cho người mua nhà

Giành quyền nắm đằng chuôi cho người mua nhà
Việc huy động vốn rất phiêu lưu, không có gì đảm bảo và đẩy rủi ro cho người mua nhà

Giành quyền nắm đằng chuôi cho người mua nhà

Trước thực tế nhiều dự án nhà ở thu tiền khách mua xong, nhà vẫn bặt vô âm tín, nhiều ý kiến cho rằng cần có chế tài “siết” chủ đầu tư trong việc sử dụng vốn huy động của khách hàng…
Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (Horea) cho biết Hiệp hội vừa có kiến nghị cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng). Đây là ý kiến góp ý Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Sở dĩ Hiệp hội đưa ra kiến nghị trên là bởi sau khi hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là lúc doanh nghiệp đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng nên rất cần bổ sung vốn tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, ông Châu cũng nhấn mạnh: Luật kinh doanh bất động sản cần có cơ chế cụ thể bao gồm các chế tài cần thiết để bắt buộc chủ đầu tư phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích để hoàn thành bất động sản bàn giao cho khách hàng.
Theo ông Châu, các biện pháp có thể là chuyển tiền huy động vào “tài khoản đóng” của ngân hàng và chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công công trình theo giai đoạn có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng.
Giành quyền nắm đằng chuôi cho người mua nhà - 1
Việc huy động vốn rất phiêu lưu, không có gì đảm bảo và đẩy rủi ro cho người mua nhà
Ở góc độ doanh nghiệp, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng kiến nghị cho chủ đầu tư huy động vốn sau khi hoàn thành công tác bổi thường giải phóng mặt bằng là vô cùng phức tạp. Có trường hợp doanh nghiệp không hoàn tất được, người dân bị thiệt hại thì giải quyết thế nào? Phần đông doanh nghiệp Việt Nam ít tiền, chủ yếu dựa vào khách hàng và ngân hàng nên lúc nào cũng có nhu cầu huy động vốn, càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt.
“Kiến nghị này về mặt lý thuyết có vẻ hợp lý, nhưng khi đưa vào thực tế nếu doanh nghiệp có ý đồ làm sai, khó kiểm soát được, lúc đó khách hàng bị thiệt hại. Dù có 3 bên: khách hàng, ngân hàng và doanh nghiệp cùng nhau đầu tư dự án, nhưng nếu doanh nghiệp muốn làm sai thì thiệt hại vẫn cứ thuộc về khách hàng. Khách hàng chỉ là người “trao thân, gửi phận”, cần tìm doanh nghiệp có uy tín, có khả năng thực sự”, ông Đực nói.
Đưa ra quan điểm của mình về thời điểm huy động vốn, ông Đực cho hay: “Đúng ra thời điểm doanh nghiệp vừa bồi hoàn xong, bắt đầu làm hạ tầng thì có thể cho huy động vốn được. Còn nếu đợi hoàn tất việc làm hạ tầng mới được huy động vốn thì có thể nhiều doanh nghiệp sẽ không đủ vốn trong thời điểm hiện nay.
Còn việc bảo đảm an toàn cho dự án đó hay không còn tùy thuộc vào doanh nghiệp, vào dự án. Nếu doanh nghiệp mạnh nhưng dự án không khả thi thì có khi không xong nhưng nếu doanh nghiệp ít tiền, dự án vừa phải, khả năng hoàn tất tốt, sản phẩm tốt lại đảm bảo an toàn hơn. Tốt nhất người dân nên chọn lựa, cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền vào một dự án”.
Liên quan đến vấn đề huy động vốn, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nói thẳng: “Từ lâu tôi đã không tán thành việc cho chủ đầu tư huy động vốn trực tiếp của người mua nhà”.
Bởi theo ông, việc huy động vốn rất phiêu lưu, không có gì đảm bảo và đẩy rủi ro cho người mua nhà. Trong khi đó, người bán thì nhận được tiền rồi nhưng họ đem tiền làm việc khác thì không ai kiểm soát được.
“Huy động vốn dựa vào cái gì? Dựa vào cam kết, hứa hẹn của chủ đầu tư để mua một cái nhà “trừu tượng”. Nếu sau 2 năm, giá nhà tăng vọt lên, chủ đầu tư không bán nữa, hoặc tăng giá bán nhà thì sao? Thực tế đã diễn ra như vậy.
Hoặc nếu sau 2 năm nữa giá nhà giảm xuống, người mua không muốn mua nữa thì cũng không thể đòi lại tiền được”, ông Liêm phân tích.
Để đảm bảo công bằng cho cả chủ đầu tư lẫn khách hàng, ông Liêm nêu quan điểm: Khách hàng muốn mua thì đặt cọc một khoản khoảng 20% giá trị căn hộ. Số tiền đặt cọc đó được gửi vào một tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng và ngân hàng kiểm soát số tiền này.
Tuy nhiên, số tiền đặt cọc đó của khách hàng vẫn phải được tính lãi nhưng lãi đó không được rút ra mà cứ được cộng dồn vào số tiền đã đặt cọc đó. Ngân hàng đứng ra kiểm soát, nếu lượng khách hàng đặt cọc nhiều thì sẽ cho doanh nghiệp vay nhiều, còn doanh nghiệp không được lấy trực tiếp từ số tiền đặt cọc của khách hàng.
                                                                                                                        Theo Minh Thư (Infonet)

Bán nhà Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.



Bán nhà Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.
Diện tích :42m2 x 2,5 tầng; MT: 3,4 m; hướng: TB.
Nhà xây kiên cố gồm 3 phòng ngủ, phòng khách, bếp, phòng thờ và sân phơi.
Đất vuông vắn, 2 mặt thoáng, phía trước nhà thoáng, phù hợp cho khách hàng xây mới theo ý muốn
Ngõ trước nhà rộng 2,8m, cách phố Chùa Bộc 20m, giao thông thuận tiện, gần siêu thị,học viện ngân hàng, trung tâm thương mại, các tiện ích công cộng khác
Giá bán: 5,2 tỷ có thương lượng, SĐCC.
 Bác nào có nhu cầu hãy liên hệ 0986 009 5060986 009 506 Gặp Hà để biết thêm thông tin và xem nhà , xin cảm ơn.