Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

BẤT ĐỘNG SẢN SINH THÁI LÂN CẬN TP.HCM: XU HƯỚNG TẤT YẾU TRONG TƯƠNG LAI

Giới kinh doanh địa ốc cho rằng, trong một tương lai không xa, khi hạ tầng giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở của người Việt sẽ giống như ở các nước phát triển. Thay vì ở những ngôi nhà chật chội, họ sẽ chấp nhận đi xa hơn để sở hữu một ngôi nhà có không khí trong lành để sinh sống. 


Nhiều người đang tìm kiếm một môi trường sống xanh trước không khí ngột ngạt của thành phố


Thống kê sơ bộ, hiện dân số TP.HCM đã ngót ngém ở ngưỡng 10 triệu dân. Tình trạng buổi sáng, dòng xe từ các khu vực ngoại thành đổ dồn về khu trung tâm để làm việc, học tập, sinh hoạt, giải trí…Đến chiều, dòng xe này lại chuyển hướng từ trung tâm tản ra ngoại thành đang làm cho TP.HCM đứng trước áp lực quá tải về nhiều mặt.

Để giải quyết thực trạng này, một đồ án quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 30.404 km2 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang là các địa bàn quan trọng nằm trong hệ thống quy hoạch này. Theo đồ án quy hoạch Vùng TP.HCM, đến năm 2050 vùng này sẽ có dân số khoảng 28-30 triệu người, trong đó dân số đô thị 25-27 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%. Trong đó TP.HCM là đô thị hạt nhân, tại các tỉnh sẽ có các đô thị vệ tinh độc lập, đô thị vệ tinh phụ thuộc hoặc các đô thị vùng phụ cận.


Và bất động sản sinh thái tiếp giáp TP.HCM sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai

Trong thời gian gần đây, xu hướng giãn dân từ TP.HCM ra các địa phương giáp ranh như Đồng Nai, Bình Dương đã diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiều người làm việc ở TP.HCM nhưng đã quyết định về Đất Bình Dương, Đồng Nai để an cư. Nhận diện được xu hướng này, trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đầu tư địa ốc đã “đổ” vốn vào các tỉnh lân cận TP.HCM để phát triển dự án bất động sản. Đặc biệt là với những dự án mang tính nghỉ dưỡng để đón đầu xu hướng được xem là tất yếu trong tương lai.

Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản sinh thái có tiềm năng rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, mảng thị trường này trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Nhiều chủ đầu tư không có năng lực và chiến lược tốt gần như đã bị loại ra khỏi “sân chơi” trên thị trường bất động sản. Thêm vào đó, nhà đầu tư rất thận trọng khi quyết định tham gia vào thị trường, ở thời điểm này, thị trường bất động sản nói chung vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, các sản phẩm có “giá trị thật” vẫn thu hút nhà đầu tư. Riêng bất động sản sinh thái có chu kỳ phát triển ổn định và tính an toàn cao hơn so với các mảng thị trường khác bởi số tiền đầu tư lớn nên phân khúc này hướng đến những người có nhu cầu thực và không phải là sân chơi của nhà đầu cơ lướt sóng.


Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An | DAT BINH DUONG GIA RE

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Đo khả năng hồi phục của thị trường BĐS

Tại Hội thảo “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản” do Báo Đầu tư và Công ty Cushman & Wakefield tổ chức cuối tuần qua tại TP. HCM, các chuyên gia bất động sản cho rằng, với nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, thị trường bất động sản (BĐS) hy vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm 2013.

“Giá BĐS vẫn chưa chạm đáy”

Các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua lại nợ xấu. Vì vậy, cần nâng cao tính hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Chris Brown, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield, Việt Nam phải chuyển nợ xấu dựa trên giá trị thị trường, mà không phải là giá trị gốc. Như vậy, cần phải có tiêu chí xác định thế nào là nợ xấu, xác định giá thành các gói nợ xấu và bán các gói này. Hiện giá BĐS vẫn chưa chạm đáy, nên cần phải xác định lại. Theo tôi, cần phải tăng thêm tiền và quyền cho VAMC. VAMC là bước đệm và các ngân hàng thương mại cần có hoạt động tư vấn chuyên nghiệp. Địa ốc không chỉ đơn giản là mua bán mà có nhiều cách để tôn giá trị của nó.

“Một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện”

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và TP. HCM đã lên tới 70.000 căn hộ, tức mỗi nơi có khoảng hơn 35.000 căn hộ sẵn sàng để bán mà không có giao dịch. Nếu mức giá trung bình là 1,5 tỷ đồng/căn, thì ước tính tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS lên tới 100.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia đã ước tính rằng, để giải quyết số lượng tồn kho BĐS này phải mất ít nhất 7 năm.

Sự thực, trong tình trạng của thị trường BĐS nước ta hiện nay, không nên dùng từ “giải cứu” mà chỉ nên dùng từ “tháo gỡ khó khăn cho thị trường”, vì mới chỉ có thị trường BĐS chịu khó khăn về vốn khi Nhà nước kiềm chế lạm phát, chứ chưa nhìn thấy khả năng thị trường BĐS tạo ra khủng hoảng tài chính quốc gia. Nhiều người nói rằng, Nghị quyết 02 là văn bản giải cứu thị trường BĐS, cho không nhà đầu tư BĐS, nói như vậy là không đúng. Chúng ta phải xem đây là sự can thiệp cần thiết của Nhà  nước vào thị trường, trong đó, một dung lượng khá lớn của chính sách tập trung vào giải quyết nhà ở cho người lao động. Hướng của Nghị quyết cũng không tập trung chỉ cho các doanh nghiệp, đó là hướng nhằm bảo đảm tìm lối ra cho các khó khăn của nền kinh tế đất nước hiện nay. Để thực hiện tốt Nghị quyết 02, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, cũng như địa phương cần tôn trọng nguyên tắc minh bạch và công bằng. Mọi tư duy về tư lợi đều làm hại chung cho thị trường BĐS đang yếu ớt hiện nay.

Chúng ta hãy xem khủng hoảng thị trường BĐS hiện nay như đang trong cơn đau sinh nở, một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện. Nghị quyết 02 như một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ quản lý nhà nước. Nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ thì thị trường BĐS mới có cơ hội khỏe mạnh trong tương lai.

“BĐS Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các quỹ đầu tư”

Thị trường Việt Nam có những đặc thù riêng, quan điểm hỗ trợ thị trường cần phải được nghiên cứu thấu đáo, gắn liền với đặc điểm riêng đó. Việc hỗ trợ thị trường khi mà giá BĐS vẫn đang quá cao (không phản ánh đúng thu nhập đầu người) chắc chắn tiếp tục củng cố niềm tin cho các cơn sốt BĐS tiếp theo.

Vấn đề thực hiện các dự án nhà ở xã hội, chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng có những vướng mắc trong việc đưa ra tiêu chí thực hiện, đối tượng nào được chuyển đổi dự án, cũng như việc giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh do việc chuyển đổi. Cần phải có quy hoạch, kế hoạch thận trọng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong việc chuyển đổi này, tránh tình trạng doanh nghiệp đổ xô xin chuyển đổi dự án nhằm tranh thủ hưởng lợi các chính sách ưu đãi trước mắt mà quên đi vấn đề cơ bản, cốt lõi là góp phần thực hiện chính sách nhà ở và khơi thông thị trường bất động sản.

Với sự ra đời và đi vào hoạt động của mô hình quỹ đầu tư BĐS từ ngày 1/7/2013 theo Thông tư số 228/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, thị trường BĐS Việt Nam giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự bùng nổ làn sóng đầu tư từ các quỹ đầu tư BĐS. Các chứng chỉ quỹ đầu tư BĐS sẽ là tâm điểm chú ý cho các nhà đầu tư cả cá nhân, tổ chức tham gia thị trường BĐS bởi tính hấp dẫn của mô hình này.

Với khung pháp lý điều chỉnh, giám sát chặt chẽ, thu nhập từ quỹ đầu tư BĐS mang lại rất cao và tương đối ổn định, mức tăng trưởng giá trị tài sản trong dài hạn hấp dẫn hơn nhiều so với các loại quỹ cổ phiếu, trái phiếu. Theo quy định thì quỹ đầu tư BĐS phải dành tối thiểu 90% lợi nhuận thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư. Thêm vào đó, cùng với quá trình tái cấu trúc chung của toàn bộ nền kinh tế thì chắc chắn thị trường BĐS Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các quỹ đầu tư trên thế giới trong thời gian tới.

“Gói 30.000 tỷ đồng tạo ra đòn bẩy tài chính của rất nhiều nguồn khác”

Đặc biệt, sẽ có sự tham gia của các NHTM khác, trong đó có Ngân hàng Xây dựng trong việc cung ứng các dịch vụ liên quan như bảo lãnh, thanh toán... đồng thời, tham gia một phần nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp liên quan đến BĐS. Ngân hàng Xây dựng có sản phẩm tập trung lớn nhất vào các doanh nghiệp ngành sản xuất VLXD và các nhà thầu với điều kiện là chủ đầu tư ký kết với các nhà thầu, các nhà thầu ký kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng VLXD. Đồng thời, chủ đầu tư có một ngân hàng ký cam kết bảo lãnh tín dụng hoặc cấp tín dụng. Tiếp theo, chúng tôi nhắm đến cung cấp vốn cho khách hàng cá nhân mua nhà ở. Như vậy, gói 30.000 tỷ đồng tạo ra đòn bẩy tài chính của rất nhiều nguồn khác, tạo tiền đề giải phóng hàng tồn kho không chỉ BĐS mà cả VLXD, việc làm cho nhà thầu…

Việt Nam đưa ra con số nợ xấu hiện khoảng 6%, nhưng các tổ chức khác của thế giới nói là 10%. Nếu chỉ dựa vào con số trong sổ sách, giá trị gốc, thì rất khó để Công ty mua bán nợ VAMC giải quyết tài sản phát mãi, bởi con số trong sổ sách không thực, dẫn đến định giá không chuyên nghiệp. Vì thế, tài sản phát mãi rất có thể phải bán thấp hơn giá trị sổ sách từ 30 - 40%. Nếu số tài sản này không được bán trong vòng 4 - 5 năm tới, thì thị trường sẽ rất khó khăn, quá trình phục hồi sẽ chậm và kéo dài hơn. Nhìn sang các nước trong khu vực, chẳng hạn Thái Lan đã bán nợ xấu 1 USD với giá 25 cent vào năm 2007. Thị trường Thái Lan đã nhanh chóng được phục hồi. Điều đáng nói là 45% nợ xấu của Thái Lan thời điểm đó nằm ở BĐS. Làm gì để giải quyết kho BĐS giá cao và làm gì để tăng cung phân khúc BĐS giá rẻ phục vụ nhu cầu ở của người lao động là những việc được đặt ra vào cuối năm trước. Nợ xấu trong BĐS nhà ở không phải chủ yếu từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại, mà có thể ước tính có khoảng 50% từ nguồn tiền góp vốn của người tiêu dùng và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư kêu ca rất thảm thiết về giá BĐS xuống dốc, nhưng họ vẫn chấp nhận để BĐS tồn đọng mà không chịu phá giá. Tình trạng xung đột giữa các doanh nghiệp và người góp vốn đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Chính vì vậy, nợ xấu ước tính từ các ngân hàng thương mại trong BĐS tồn đọng vẫn được ước tính chỉ khoảng 6% tổng dư nợ tín dụng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu trong BĐS cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư BĐS kêu lỗ, nhưng số liệu thực lại cho thấy, vẫn có tới 80% doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi. Đặc điểm này có thể coi là một nghịch lý của nợ xấu trong BĐS nhà ở và sự thua lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nhà ở. Với các quyết sách cụ thể về giảm thuế đang chờ Quốc hội xem xét quyết định trong kỳ họp này và gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm vừa được Chính phủ ban hành, thị trường BĐS hy vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm 2013. Gói 30.000 tỷ đồng nhắm đến một số đối tượng nhất định, nhưng có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với con số tuyệt đối, vì từ gói hỗ trợ này, sẽ huy động được nguồn lực 20% vốn tự có của khách hàng mua nhà và 30% vốn tự có của doanh nghiệp làm vốn đối ứng khi vay vốn đầu tư.

Đầu tư chứng khoán

Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat
Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An | DAT BINH DUONG GIA RE

Nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ cơ hội tung hàng rộ theo gói tín dụng 30.000 tỷ

Trong khi gói tín dụng 30.000 tỷ vẫn phải chờ thêm thông tư hướng dẫn cụ thể thì nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ cơ hội tung hàng hút nhà đầu tư.

Doanh nghiệp, ngân hàng cùng “bám”

Sau hơn 2 tuần đi vào triển khai thực hiện đến nay gói tín dụng 30.000 tỷ vẫn còn nhiều nút thắt cần phải gỡ. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, khoảng 7 ngày nữa sẽ có thêm thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về các thủ tục vay vốn ngân hàng mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp. Và những người có nhu cầu mua nhà thu nhập thấp sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa để có hướng dẫn cụ thể khi Bộ Xây dựng đang chuẩn bị đưa ra tiếp một thông tư hướng dẫn nhằm giải thích rõ hơn về gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng.



Tranh thủ cơ hội này nhiều dự án thương mại tại Hà Nội và TP. HCM đã tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại và giảm giá với kỳ vọng sẽ lôi kéo khách hàng.

Sau thời gian dài trên đà tụt dốc, ghi nhận trên thị trường hiện nay những dự án giá 15 triệu đồng/m2 trở xuống ngày càng nhiều. Các dự án mời chào giảm giá đưa ra lãi suất hấp dẫn. Có dự án đưa ra mức lãi suất 0% trong 5 năm cho người mua nhà chỉ cần nộp 30 – 40% sau khi nhận nhà vài năm sau mới phải trả nốt.
Tại Hà Nội, rất nhiều dự án đồng loạt được rao bán giá dưới 15 triệu đồng/m2 như Xa La (13,5 - 18 triệu đồng/m2), Đại Thanh (10 - 13 triệu đồng/m2), Phúc Thịnh Tower (12 - 13 triệu đồng/m2), Tân Việt Tower (12 triệu đồng/m2) (78- 115) Xuân Phương, CT6 Đặng Xá (13,4 triệu đồng/m2).

Dự án An Bình Tower (Từ Liêm) được chủ đầu tư huy động vốn vào cuối tháng 2-2012 với giá từ 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên hiện nay, mức giá của dự án này giảm xuống từ 14,2 triệu tới 15 triệu đồng/m2. The Sun  Garden tại số 89 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội vừa được chủ đầu tư chào bán ra thị trường với mức giá từ 14 triệu đồng/m2 đến 16 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT)…
Tại TP. HCM có thể kể đến Sunview của Đất Xanh, chuỗi dự án Cheery của Hoàng Quân, The Era Town, La Casa, Carina Plaza, Green Building, chuỗi dự án Ehom, dự án An Lạc, Lê Thành, Vĩnh Tường Tây SG, Trung Đông Plaza, Babylon Residence…

Mặc dù theo quy định những căn hộ thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 mới được tham gia chương trình vay vốn trong gói 30.000 tỷ lãi suất 6%/năm. Nhưng dù không thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng việc các dự án đưa ra mức giá hấp dẫn trong thời điểm này cũng khiến không ít khách hàng tìm về với phân khúc này.

“Bám càng” gói hỗ trợ không chỉ có các doanh nghiệp BĐS mà các ngân hàng cũng mạnh tay cho vay mua nhà.
Những quy định ngặt nghèo về chứng minh thu nhập và tài sản thế chấp đã khiến cho nhiều người có ý định mua nhà ở xã hội khó tiếp cận với nguồn vốn mua nhà giá rẻ của gói 30.000 tỷ đang giải ngân thì những gói hỗ trợ mới hấp dẫn được nhiều ngân hàng tung ra thời gian này cũng được nhiều khách hàng tham khảo.
Như tại Eximbank đang tiếp tục đưa ra gói sản phẩm 3.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, với lãi suất 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12-14%/năm trong 9 tháng tiếp theo. Thời gian cho vay đối với cá nhân tại lên đến 15 năm. Hạn mức vốn hỗ trợ cho khách hàng tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Tại Maritime Bank, lãi suất cho vay mua bất động sản, hoặc vay tiêu dùng thế chấp bằng bất động sản 6 tháng đầu là 8%/năm và 13,8%/năm 6 tháng tiếp theo.

Sacombank cũng dành 1.600 tỷ đồng ưu đãi cho vay đối với khách hàng cá nhân mua nhà, xây dựng hoặc sửa chữa bất động sản. Khách hàng có thể vay tối đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa bất động sản với số tiền vay lên đến 10 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa 10 năm đối với xây dựng, sửa chữa và 15 năm đối với mua bất động sản.

Cú hích làm ấm thị trường
Xu hướng một số dự án nhà ở thương mại tại Hà Nội và TP. HCM ồ ạt giảm giá đưa ra các chương trình hỗ trợ hấp dẫn cho thấy sự lo ngại của các dự án trước sức ép ra hàng của các dự án nhà ở xã hội của không ít doanh nghiệp. Nhưng cũng chính điều này đã mở ra nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư hâm nóng thị trường BĐS vốn đã nguội lạnh trong thời gian dài.

Nhận định về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Gói 30.000 tỷ không thể đủ nguồn lực để giải quyết hết tất cả những đối tượng đang gặp khó khăn, nhưng nó như dòng “vốn mồi” kích thích những dòng tiền khác đổ vào thị trường. Không phải là nguyên gói 30.000 tỷ mà có thể có những gói tín dụng khác của các ngân hàng thương mại cũng “ăn theo” chương trình này cho vay BĐS với lãi suất có thể cao hơn 6%/năm nhưng cũng sẽ ở mức hợp lý.”

Cũng theo Thứ trưởng: “Các ngân hàng thương mại cũng phải tìm cách thiết kế các gói tín dụng khác để cạnh tranh, các doanh nghiệp VLXD nhận thấy dự án khả thi có thể bán chịu, bán trước, các nhà thầu có thể ứng tiền làm dự án trước,…Do vậy, dòng tiền hướng vào BĐS không phải chỉ có 30.000 tỷ đồng. Nguồn lực để tạo ra nguồn cung ở giai đoạn này là tương đối lớn, tín dụng đang tăng trưởng chậm thì dòng vốn này sẽ là cú hích làm ấm lên thị trường”.

Đón nhận gói tín dụng 30.000 tỷ thị trường đang mong chờ hiệu ứng “vết dầu loang” cho những phân khúc thị trường khác tiến đến ổn định tâm lý cho thị trường. Giảm giá khuyến mại là cần thiết để tạo nên cú hích cho thị trường nhưng rõ ràng là không thể chỉ giảm giá rồi nói suông.

Giá hấp dẫn vay vốn thuận lợi nhưng quan trọng phải ra được hàng chứ không phải tìm mọi cách hút đầu tư, gom được vốn rồi lại để dự án “đắp chiếu nằm chờ”. Đó mới là điều khách hàng thực sự quan tâm để sẵn sàng rút hầu bao.

Hồng Khanh (VietNamNet)




Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An | DAT BINH DUONG GIA RE

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Cân đối hàng hóa trên thị trường bất động sản

Theo kết quả rà soát do Bộ Xây dựng công bố, hiện nay và đến năm 2015 trong khu vực đô thị cả nước có khoảng trên 1,7 triệu người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân đầu người dưới 5 m2) và 1,71 triệu công nhân có nhu cầu có chỗ ở ổn định. Tuy nhiên, để giải bài toán cung - cầu nhà ở cần có sự nhập cuộc quyết liệt của cả hệ thống từ chính quyền địa phương đến cơ quan quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp và các ngân hàng để cân đối lại quy mô hàng hóa trên thị trường bất động sản.

Dân đô thị vẫn khó khăn về nhà ở

Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Tương tự như vậy, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn. Trong đó, một số địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương… Riêng tổng hợp của 25 bộ, ngành có nhu cầu nhà ở xã hội tại khu vực Hà Nội đã vào khoảng 30.000 căn.


 
Khu chung cư Mễ Trì - Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: Lê Phú

Một số địa phương trọng điểm có nhu cầu cao về nhà ở xã hội đã lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội cho giai đoạn 2012 - 2015. Điển hình như thành phố Hà Nội đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 4,7 triệu m2 sàn, tương đương với khoảng 100.000 căn hộ, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương với khoảng 67.000 căn hộ.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội để từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội của nhân dân. Tính đến nay, trên toàn quốc đã có 157 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng với quy mô 68.500 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 19.900 tỷ đồng. Trong đó có: 58 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp với quy mô trên 33.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 10.900 tỷ đồng và 99 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 35.500 căn hộ, tổng mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng.

Một số chương trình phát triển nhà ở xã hội có quy mô lớn đã được triển khai. Cụ thể như: Dự án nhà ở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC Corp), với số căn hộ lên tới 64.000 căn, đã hoàn thành 4.700 căn; dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, Chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH MTV phát triển đô thị và công nghiệp (IDICO) - Bộ Xây dựng dự kiến đầu tư 20.000 căn nhà ở xã hội, trước mắt đầu tư gần 3.600 căn hộ.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các địa phương trọng điểm rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới để xác định các quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời ký kết với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chương trình phối hợp hành động triển khai chiến lược phát triển nhà ở. Các địa phương cũng đang xây dựng chương trình phát triển nhà ở của địa phương mình phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, 9 địa phương đã phê duyệt chương trình phát triển nhà, các địa phương khác đang trong quá trình xây dựng, dự kiến đến cuối năm 2013, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố sẽ phê duyệt xong chương trình phát triển nhà ở của địa phương.

Cân đối lại quy mô

Muốn đạt các mục tiêu về nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết phải triển khai rất quyết liệt và có sự nhập cuộc đồng bộ của cả chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm mục đích cân đối lại quy mô hàng hóa trên thị trường bất động sản cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Bởi vậy, trong thời gian từ cuối tháng 5 đến tháng 6/2013 sẽ có 6 dự án nhà ở xã hội được khởi công trên toàn quốc. Trong đó, địa bàn Hà Nội có 3 dự án gồm: Khu nhà ở xã hội Tây Nam Hồ Linh Đàm do Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD) và Công ty CP BIC Việt Nam đầu tư; khu đô thị Quốc Oai do Công ty CP Đầu tư CEO đầu tư và dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm do Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng (Viglacera) đầu tư. Cùng đó là dự án Hoàng Quân Plaza, Khu Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty Hoàng Quân đầu tư; khu nhà ở xã hội, thành phố Quy Nhơn, Bình Định do Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) đầu tư; Dự án khu nhà ở xã hội tại thành phố Vinh, Nghệ An.


Để triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-BXD ngày 7/1/2013 Hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới và chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ. Bộ Xây dựng cũng đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội thành lập tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 để trực tiếp giải quyết các thủ tục, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai nhanh việc điều chỉnh cơ cấu và chuyển đổi mục đích các dự án. Tính đến nay đã có 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô 31.000 căn hộ, chủ yếu tại các đô thị lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội dẫn đầu với 6 dự án nhà ở thương mại đề nghị được điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô gần 3.500 căn hộ và 19 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô hơn 10.000 căn hộ. Đến nay thành phố đã thống nhất chủ trương cho chuyển đổi 4 dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, các dự án khác vẫn đang được tổ công tác thẩm tra. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 2 nhà ở thương mại đề nghị được điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô hơn 100 căn hộ, 20 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô gần 10.000 căn hộ. Tỉnh Đồng Nai cũng có 2 dự án nhà ở thương mại xin được chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô trên 1.000 căn hộ.

Cũng theo ông Hà, để tạo điều kiện cho các đối tượng là người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất thấp và ổn định theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, ngày 15/5/2013 Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành 2 Thông tư (Thông tư số 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Thông tư số 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước) quy định về đối tượng, điều kiện và giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ tái cấp vốn cho các đối tượng là người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; cho các doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.

Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không chỉ có ý nghĩa thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng nhu cầu về nhà ở thiết thực cho người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần điều chỉnh lệch pha cung - cầu của thị trường bất động sản đang dư thừa nhà ở cao cấp với diện tích lớn hiện nay.

Như vậy, chủ trương của Chính phủ cho phép các chủ đầu tư thực hiện chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội phù hợp với mong muốn của các chủ đầu tư, phù hợp tình hình thị trường bất động sản và nhu cầu thiết thực về nhà ở của người dân.


Theo Báo Tin Tức


Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An | DAT BINH DUONG GIA RE